Nội dung chính
- Vải Lycra là vải gì?
- Quy trình sản xuất vải Lycra
- Tính chất vật lý và tính chất hoá học của vải Lycra
- Đặc điểm đặc trưng của vải Lycra
- Các loại vải Lycra hiện nay
- Ứng dụng của vải Lycra trong đời sống
- Cách sử dụng và bảo quản vải thun Lycra đúng cách
- Vải Lycra giá bao nhiêu tiền?
- Các câu hỏi về vải Lycra
- Kết luận
Vải Lycra hay còn được gọi là vải Spandex hoặc Elastane với đặc tính hết sức nổi trội là có tính đàn hồi cao hơn cao su tự nhiên. Vậy loại vải này có gì mà đặc biệt vậy, cùng Elambo tìm hiểu kĩ hơn nhé!
Vải Lycra là vải gì?
Lycra là một loại vải tổng hợp có khả năng co giãn và đàn hồi rất tốt, được làm từ sự kết hợp của hợp chất đồng vị Polymer Polyester-Polyurethane. Lycra được phát minh vào năm 1958 tại Hoa Kỳ bởi nhà khoa học Joseph Shivers.
Một chút thông tin nữa là Lycra là tên thương hiệu đã đăng kí của công ty hoá chất DuPont, đạt tiêu chuẩn là thương hiệu sợi Spandex nổi tiếng trên toàn thế giới. Thương hiệu Lycra là một dạng vải Spandex ( hoặc Elastane) chất lượng cao và đáng tin cậy, chúng thậm chí sẽ đắt hơn với tên gọi Lycra so với các loại vải Spandex khác.
Khi được giới thiệu vào năm 1962, với đặc tính nổi bật là độ đàn hồi và co giãn nên Lycra là một loại vải thun phổ biến và được ưa chuộng trong nghành công nghiệp may mặc, đặc biệt là quần áo thể thao.
>>> Vỏ Gối, Vỏ Gối Ôm Đẹp, Cao Cấp Chính Hãng Giá Rẻ 2023 Hotline: 1900 88 66 43 (phím 1) mua hàng
Quy trình sản xuất vải Lycra
Vải Lycra được sản xuất theo bốn cách là đùn nóng chảy, kéo sợi phản ứng, kéo sợi khô dung dịch và kéo sợi ướt dung dịch. Hiện nay phương pháp kéo sợi khô dung dịch được sử dụng để sản xuất chiếm 94,5% trên thế giới, vậy nên cùng Elambo đi sâu vào phương pháp này nhé.
Bước 1: Sản xuất Prepolymer
Bước đầu tiên để sản xuất được sợi Lycra (Spandex) là sản xuất Prepolymer người ta tiến hành kết hợp một Macroglycol với một Monomer diisocyanat. Các hợp chất này được trộn trong một bình phản ứng, khi ở điều kiện thích hợp sẽ tạo thành chất tiền trùng hợp. Với tỷ lệ các nguyên liệu thành phần khác nhau sẽ tạo ra các đặc tính sợi khác nhau nên công đoạn này thường được kiểm soát rất chặt chẽ. Tỷ lệ phổ biến của Macroglycol và Diisocyanat thường là 1:2
Bước 2: Kéo sợi ướt
Chất tiền trùng hợp tiếp tục phản ứng với một lượng axit diamine tương đương , đây được gọi là phản ứng kéo dài chuỗi. Sau phản ứng trên, dung dịch thu được sẽ pha loãng với dung môi để tạo ra dung dịch kéo sợi. Dung môi giúp làm cho dung dịch loãng hơn để có độ nhớt cao, đủ điều kiện để chuyển sang bước tiếp theo. Khi nó đủ mỏng, polymer được nạp vào một máy gọi là tế bào sản xuất sợi hoặc tế bào kéo sợi hình trụ.
Bước 3: Tạo sợi rắn
Sau khi dung dịch kéo sợi được bơm vào một tế bào kéo sợi hình trụ thì tại đây nó được đóng rắn và chuyển thành sợi. Trong ô này, dung dịch polyme được ép qua một tấm kim loại gọi là spinneret, điều này làm cho dung dịch được liên kết trong các sợi polyme lỏng. Khi các sợi đi qua tế bào, chúng được đốt nóng với sự có mặt của khí Nitơ và dung môi, quá trình này làm cho Polyme lỏng phản ứng hoá học và tạo thành các sợi rắn.
Bước 4: Xử lý sợi
Khi các sợi thoát ra khỏi tế bào, một lượng sợi rắn được bó lại với nhau để tạo ra độ dày mong muốn, mỗi sợi Spandex (chính là Lycra) được tạo thành từ nhiều sợi riêng lẻ nhỏ hơn kết dính với nhau.
Bước 5: Hoàn thiện sợi qua chất xúc tác
Các sợi tạo thành sau đó được xử lý bằng chất liệu hoàn thiện có thể là magie stearat hoặc polyme, xử lý này ngăn ngừa các sợi dính vào nhau. Sau đó các sợi được chuyển qua một loạt con lăn vào một ống chỉ.
Bước 6: Tiến hành dệt thành vải và sản xuất
Lúc này các sợi Spandex ( chính là Lycra ) đã đủ điều kiện để chuyển đến các nhà máy xử lý, tiến hành dệt thành vải và may lên thành phẩm.
Tính chất vật lý và tính chất hoá học của vải Lycra
Tính chất vật lý
- Độ thoáng của vải: Cao
- Khả năng hút ẩm: Cao
- Khả năng giữ nhiệt: Thấp
- Khả năng co giãn: Đặc biệt cao
- Khả năng vón cục của sợi: Thấp
Tính chất hoá học
- Ảnh hưởng của axit: Kém, có thể làm hư hỏng vải
- Ảnh hưởng của kiềm: Bình thường, nhưng lâu dài có thể làm ố vàng vải, tốt nhất nên giặt ngay sau khi có tiếp xúc
- Ảnh hưởng của dung môi: Bình thường
Đặc điểm đặc trưng của vải Lycra
Ưu điểm
Độ co giãn đặc biệt cao: Đây được coi là một thuộc tính tốt nhất cải vải Lycra, loại vải này khi kéo căng thì có thể kéo ra đến gấp 8 lần đối với hình dạng ban đầu, sau đó nhanh chóng trở lại hình dạng cũ mà không bị ảnh hưởng.
Độ đàn hồi và độ phục hồi tốt: Thuộc tính này mang lại cho người dùng cảm giác vừa vặn, linh hoạt, tự do di chuyển, phạm vi chuyển động lớn và duy trì hình dạng tuyệt vời.
Khả năng chống nhăn tốt, nhẹ và hút ẩm, loại vải này bền và dễ bảo trì mà bạn không gặp phải các vấn đè về tích điện hay vón cục.
Nhược điểm
Lycra không phải là một loại vải thoáng khí, chất liệu này giữ hơi ẩm, mồ hôi hoặc mùi hôi bên trong quần áo có thể dẫn đến nhiễm trùng da, để cải thiện vấn đề này các nhà sản xuất thường kết hợp thêm sợi cotton hoặc cái loại sợi thoàng khí khác.
Lycra rất nhạy cảm với nhiệt và không hấp thụ chất lỏng do đó giặt vải thun trong nước nóng hoặc sử dụng bàn ủi có thể làm hỏng vải. Hơn nữa chất liệu này có bề mặt trơn nên tạo ra sự thiếu ma sát có thể gây rủi ro cho người mặc, nên để giải quyết các nhược điểm này nhà sản xuất sẽ pha trộn với loại sợi khác phù hợp với người dùng hơn.
Các loại vải Lycra hiện nay
Bạn có biết rằng Lycra không bảo giờ được sử dụng riêng lẻ, mà luôn được kết hợp với một hoặc nhiều sợi tự nhiên hoặc tổng hợp để thành các loại vải mà vẫn giữ được đặc tính co giãn và độ đàn hồi cao. Tuỳ thuộc vào công năng sử dụng mà tỉ lệ % của nó được nhà sản xuất pha trộn, nhưng nếu chỉ cần 2% là đủ để sản phẩm có sức mạnh của độ đàn hồi, phục hồi hình dáng tốt và cải thiện nếp nhăn. Cùng Elambo tìm hiểu một số loại vải Lycra thông dụng ở thị trường Việt Nam nhé.
Vải thun Lycra Nylon
Đây là loại vải được kết hợp của hai loại sợi là sợi Cotton và sợi Spandex (chính là Lycra), loại vải này được sử dụng để tạo ra các loại quần áo không bị co rút, là một lựa chọn tốt cho loại quần áo cần độ bền và không nhăn. Loại vải này cũng dễ dàng bảo trì và giặt, bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều về việc ố vàng vì các vết bẩn có thể được loại bỏ dễ dàng.
Vải thun Lycra Cotton
Đây là loại vải được kết hợp của hai loại sợi là sợi Nylon và sợi Spandex (chính là Lycra), những sản phẩm được ứng dụng nhiều từ loại vải này là bọc ghế đi văng, túi xách, khăn trải .. Với loại chất liệu này, chúng ta sẽ thấy rõ độ bóng cao khi ánh sáng tiếp xúc với về mặt vải. Loại vải này chảy và rất mịn, nhẹ, loại vải này khi được may lên sản phẩm may mặc dùng vào buổi đêm thì sẽ trông sang trọng và thanh lịch hơn.
Vải thun Lycra Len
Vải Len Lycra là sự lựa chọn lý tưởng cho những sản phẩm may mặc như bộ vest và áo khoác, loại vải này được kết hợp hai loại sợi là sợi Len và sợi Lycra. Nhiều khách hàng yêu thích chất liệu này vào mùa đông vì khả năng giữ nhiệt và độ co giãn tốt, ngoài ra độ cứng và sự vừa vặn là yếu tố bắt buộc để chiếc áo vest trông đẹp mắt, bởi tính co rút cực thấp nên hãy lấy đúng số đo để lên sản phẩm.
Liên hệ hotline: 1900.88.66.43 đặt mua ngay bộ chăn ga gối cao cấp để nhận khuyến mại hấp dẫn từ Elambo
Ứng dụng của vải Lycra trong đời sống
Nghành công nghiệp may mặc
Vải thun Lycra chủ yếu được sử dụng phổ biến trong nghành công nghiệp may mặc yêu cầu sự vừa vặn và thoải mái như đồ bơi, quần áo tập thể thao, đồ lót, quần áo đấu vật, bộ đồ chèo thuyền, tất,.. Trong nghành công nghiệp may mặc về thể thao đặc biệt sử dụng chất liệu vải thun Lycra để sản xuất, đây là một sự lựa chọn hoàn hảo cho các vận động viên đua xe đạp và chạy bộ..
Nghành y tế
Hiện nay, nghành y tế cũng đang sử dụng vải Lycra thay vì dùng chất liệu Latex trong sản xuất như ống cao su, ống phẫu thuật, nẹp đầu gối hoặc nẹp lưng.
Ứng dụng khác
Ngày nay, Lycra cũng được dùng để sản xuất ga trải giường bảo vệ đệm, ngoài ra còn được dùng để làm trang trí nội thất và tổ chức sự kiện như khăn trải bàn hoặc dùng để phủ ghế ngồi. Một công dụng ít được biết đến như chất liệu này dùng để sản xuất phụ kiện thể thao như bóng chuyền, bóng đá.
Cách sử dụng và bảo quản vải thun Lycra đúng cách
- Không nên dùng nước nóng để giặt vì như Elambo đã nói ở trên thì vải Lycra rất nhạy cảm với nhiệt, điều này có thể làm biến dạng hình dạng của vải không như ban đầu.
- Giặt tay và giặt khô là hai cách phổ biến trong việc chăm sóc vải Lycra, tuy nhiên bạn nên xem trên mác hướng dẫn để chọn cách giặt sản phẩm theo thành phần chính vải trong sản phẩm đó.
- Khi giặt xong, bạn nên rũ sản phẩm thật mạnh, treo lên giá treo để không bị nhăn, không nên ủi nóng các loại vải có thành phần là vải Lycra.
- Không sử dụng chất tẩy khi khi giặt vải Lycra.
- Khi không sử dụng đến, bạn có thể xếp vào tủ mà không nhất thiết phải treo lên vì loại vải này có khả năng chống nhăn cao.
Vải Lycra giá bao nhiêu tiền?
Do quy trình sản xuất loại vải này khá tốn công nên vải Lycra có giá thị trường tương đối cao, nó đắt hơn Polyester và Nylon, thậm chí còn đắt hơn cả các loại vải hữu cơ như Len và Cotton. Vì Lycra thường được chỉ sử dụng với số lượng tỷ lệ phần trăm nhỏ, nhưng dù sao cũng tuỳ vào công năng sử dụng, tỷ lệ % Lycra càng cao thì giá thành càng đắt.
Các câu hỏi về vải Lycra
Sự khác nhau của vải Lycra và vải Spandex là gì?
Vải Lycra là một sản phẩm được đăng kí bản quyền thương hiệu của công ty hoá chất nổi tiếng DuPont dành cho sợi Spandex. Chất liệu này có đặc tính nổi trội là tính đàn hồi và độ bền tốt hơn cao su tự nhiên, thường được sử dụng trong áo bó sát người như đồ bơi, quần áo thể thao, quần jeans.. Có rất nhiều công ty khác cũng sản xuất sợi Spandex.
Vì vậy không có sự khác nhau giữa vải Lycra và vải Spandex, cả hai loại này đều giống nhau. Spandex là tên gọi chung của một loại sợi và Lycra là một sản phẩm Spandex của công ty DuPont. Khi bạn sử dụng sản phẩm Lycra của công ty DuPont, bạn đặt tên nó là Lycra thì không có vấn đề gì, nhưng khi bạn sử dụng sợi Spandex do các công ty khác sản xuất thì tốt nhất nên gọi nó là vải Spandex nếu không sẽ vi phạm bản quyền thương hiệu.
Vải Lycra ảnh hưởng đến môi trường không?
Vào năm 2014, người ta ghi nhận rằng hầu hết quần áo đều chứa chất liệu Spandex (chính là Lycra) đều trở thành chất thải không thể tái chế, tức là chúng không thể phân huỷ sinh học, điều này một phần sẽ làm ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường. Hiện tại đến thời điểm này vẫn chưa có giải pháp khả thi nào được đưa ra để hạn chế sự suy thoái môi trường do vải thun gây ra.
Vải Lycra có tốt cho mùa hè không?
Vải Lycra thành thật mà nói thì không tốt cho mùa hè vì nó giữ ẩm, ngoài ra mồ hôi ít bị thấm hút. Tuy nhiên để cải thiện cho mùa hè, nhà sản xuất đã kết hợp Lycra với Cotton để giúp bạn thoải mái hơn trong mùa hè khi sử dụng chất liệu này.
Sự khác nhau của vải Lycra và vải Spandex là gì?
Vải Lycra là một sản phẩm được đăng kí bản quyền thương hiệu của công ty hoá chất nổi tiếng DuPont dành cho sợi Spandex. Chất liệu này có đặc tính nổi trội là tính đàn hồi và độ bền tốt hơn cao su tự nhiên, thường được sử dụng trong áo bó sát người như đồ bơi, quần áo thể thao, quần jeans.. Có rất nhiều công ty khác cũng sản xuất sợi Spandex.
Vì vậy không có sự khác nhau giữa vải Lycra và vải Spandex, cả hai loại này đều giống nhau. Spandex là tên gọi chung của một loại sợi và Lycra là một sản phẩm Spandex của công ty DuPont.
Khi bạn sử dụng sản phẩm Lycra của công ty DuPont, bạn đặt tên nó là Lycra thì không có vấn đề gì, nhưng khi bạn sử dụng sợi Spandex do các công ty khác sản xuất thì tốt nhất nên gọi nó là vải Spandex nếu không sẽ vi phạm bản quyền thương hiệu.
Kết luận
Sau khi đã cùng Elambo tìm hiểu về sợi Lycra, bạn đã biết rõ phần nào thông tin của loại vải cũgn như phân biệt được Spandex và Lycra, hãy lựa chọn loại vải phù hợp trong các ứng dụng hàng ngày của mình nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ ELAMBO
- Văn phòng đại diện: 97 Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
- Hotline: 1900 88 66 43
- Email: elambovietnam2017@gmail.com
- Website: https://elambo.vn/
Xem thêm: