Vải lanh là một trong những loại vải được nhiều người ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay và có nhiều ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thời trang. Vậy vải lanh là gì? Loại vải này có đặc điểm gì nổi bật khiến mọi người yêu thích đến vậy. Để hiểu rõ hơn về vải lanh, hãy cùng Elambo tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.
Vải lanh là một loại vải được tạo thành từ các bộ phận như vỏ cây, sợi hoặc sợi của cây lanh. trải qua quá trình tạo sợi và cuối cùng được dệt thành vải Vải lanh mát và nhẹ. Và bề mặt vải mềm, mịn tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Các sản phẩm từ vải lanh có thể được gọi là quần áo, túi xách, khăn tắm, ga trải giường, thảm…
Hiện nay, cây lanh là cây chủ yếu xuất hiện ở những nơi có điều kiện khí hậu mát mẻ. Tại Việt Nam, loại cây này được trồng nhiều ở vùng phía Tây Bắc, đặc biệt là ở Sapa.
Vải lanh là một trong những loại vải lâu đời nhất trên thế giới, chúng được trồng ở hầu hết các quốc gia và được sử dụng để làm sợi từ hàng ngàn năm trước.
Tại khu vực Lưỡng Hà thời cổ đại, con người đã bắt đầu trồng cây lanh để dệt thành sợi vải từ khoảng 36 ngàn năm trước và được sử dụng bởi những người thuộc tầng lớp giàu có. Ở thời Ai Cập cổ đại, người ta dùng vải lanh để làm trang phục và quấn cho các xác ướp.
Những ghi chép cho thấy ngành công nghiệp vải lanh với hơn 4000 năm tuổi đã xuất hiện tại Ai Cập. Tại đây, người ta dùng vải lanh để làm trang phục và quấn cho các xác ướp.
Năm 1685 Louis Crommelin, người dệt vải lanh đẹp và tốt nhất ở Cambrai đã đến quần đảo ở Anh và sau đó định cư tại Lisburn cách Belfast – nơi sản xuất vải lanh nổi tiếng tầm 10 dặm, đã bắt đầu cải tiến ngành dệt và phát triển lĩnh vực dệt vải lanh tại đây. Vào năm 1711, tại Ireland thành lập hội đồng các nhà sản xuất và vải lanh.
Hiện nay, vải sợi lanh được sản xuất rộng rãi và sử dụng phổ biến trên thế giới. Dù có nhiều loại vải sợi trên thị trường dệt may nhưng vải lanh vẫn chiếm được tỷ lệ tiêu thụ đáng kể, sản lượng xuất khẩu cao sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Đông Âu và đặc biệt là Mỹ.
Để có thể tạo ra vải sợi lanh thì cần thực hiện theo quy trình chế biến sau:
Để tạo ra được sợi lanh dài nhất thì cần phải lấy toàn cây hoặc là cắt sát gốc cây lanh.
Đây là công đoạn tách phần xơ ra khỏi thân cây, được thực hiện ngay tại ruộng hoặc trong các bồn, bể chứa để các loại vi khuẩn có lợi tự phân hủy Pectin làm cho các sợi có thể gắn kết với nhau. Có thể sử dụng các loại hóa chất để quá trình giầm diễn ra nhanh hơn nhưng điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của sợi vải lanh cũng như gây hại cho môi trường.
Công đoạn đập tách thân cây lanh thường sẽ diễn ra vào tháng 8 hoặc tháng 12. Sử dụng hai con lăn bằng kim loại để nghiền phần gỗ của thân cây nhằm tách riêng phần xơ lanh với những bộ phận khác của cây lanh.
Sau khi các sợi lanh đã được tách ra và xử lý, sợi lanh sẽ được đem đi xe thành sợi hoặc là dệt thành vải. Tiếp theo, chúng sẽ được mang đi tẩy trắng trước khi nhuộm hoặc in màu.
– Vải lanh là một loại vải có độ bền và chắc cao, khi ướt thì độ chắc của vải hơn cả khi khô. Có khả năng thấm hút tốt nên mang lại cảm thấy mát mẻ, mịn màng khi tiếp xúc trực tiếp.
– Loại vải này có tính chất dày và mỏng tạo cảm giác xoăn và nhám, đặc biệt có thể thay đổi từ cứng, thô đến mềm mại và mịn màng nếu được xử lý đúng theo quy chuẩn và đúng cách.
– Bên cạnh đó, vải lanh thường có độ bóng tự nhiên rất cao, màu sắc có thể thay đổi từ trắng ngà, màu mộc, nâu vàng và có thể là màu xám.
– Vải lanh dễ sử dụng vì nó chống được bụi và các vết bẩn, khả năng chịu mài mòn tốt nên ít bị sờn và xơ như nhiều loại vải khác. Tuy nhiên, khả năng đàn hồi khá kém, không chịu được lực kéo giãn mạnh nên dễ bị gấp nếp và nhăn tại đường viền, cổ áo..
– Để giữ chất lượng sản phẩm, vải lanh không nên làm khô quá mức và cần bảo quản đúng cách. Hạn chế để vải tại nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp hay không gian quá ẩm thấp đều làm ảnh hưởng đến vải.
Xem thêm:
Vải lanh được sử dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc như trang phục, váy, áo sơ mi, đồng phục công ty,… Loại vải này còn được dùng làm ra những bộ đồ mặc ở nhà bởi chất liệu đẹp, không quá dày, tạo sự mát mẻ, thoải mái cho người mặc.
Loại vải này còn được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm như chăn ga gối đệm, khăn trải bàn, các vật dụng trang trí nội thất như rèm trang trí cửa sổ, tấm phủ nền/ tường, bọc cho ghế,…
Vải lanh còn được dùng trong những sản phẩm công nghiệp như họa tiết trang trí giày, túi đựng hành lý, chất liệu tranh sơn dầu hoặc là chỉ khâu,…
– Đơn vị tiêu chuẩn dành riêng cho sợi lanh là “Lea”.
– Độ dài sẽ được tính bằng “Yard” (Thước) của một Pound (Cân) chia cho 300.
Cụ thể, một loại sợi có kích thước là 1 “Lea” thì sẽ có chiều dài là 300 (Yard)/1 (Pound). Cách tính chiều dài này dựa trên phép đo gián tiếp tùy thuộc vào độ mịn của vải lanh từ số đơn vị chiều dài trên một đơn vị khối lượng (ký hiệu là Nel).
Ở Việt Nam hoặc một số nước châu Âu sẽ sử dụng hệ mét thì biểu thị chiều dài 1000 Nm trên một Kg. Tại Trung Quốc, đơn vị thường dùng trong hệ thống bông vải là NeC, quy đổi ra tương đương với chiều dài 840 (Yard)/1 (Pound).
Giá thành của vải sợi lanh không quá cao so với các loại vải khác, chỉ dao động trong khoảng từ 70.000đ/kg, hoàn toàn phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng từ công nhân viên chức, nhân viên văn phòng cho đến học sinh, sinh viên,…
Để mua được vải lanh chính hãng với giá tốt nhất thì bạn có thể chọn mua tại những địa chỉ uy tín, chuyên kinh doanh các loại vải lụa. Ở TP. HCM, bạn có thể dễ dàng mua được vải lanh chất lượng cao tại chợ vải Phú Thọ Hòa, chợ vải Kim Biên hoặc chợ vải Trần Hữu Trang,…
Bạn có thể vệ sinh vải lanh bằng cách giặt tay hoặc giặt máy tùy ý, nhưng cần lưu ý phân loại đồ có gam màu đậm và gam màu nhạt hoặc trung tính riêng khi giặt để giữ màu quần áo được bền lâu.
Đối với các loại vải lanh thì không nên sử dụng bột giặt có tính tẩy mạnh, không sử dụng nước nóng để giặt và hạn chế chà, vắt hay xoắn quần áo quá mạnh tay vì đây là loại vải tự nhiên, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của vải sau khi giặt.
Giũ sạch hết xà phòng trước khi phơi quần áo để không làm mục sợi vải lanh tự nhiên. Không cần phải vắt khô hết nước và nên phơi quần áo bằng móc để vải lanh không bị nhăn nhúm và có nhiều nếp nhăn gấp khúc khi khô.
Đối với vải lanh chỉ cần phơi ở nơi bóng râm, thoáng mát và có gió lùa, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian lâu.
Vải lanh rất dễ bị nhăn, vì vậy bạn nên ủi thường xuyên nhằm giúp cho trang phục luôn được thẳng và không bị gấp nếp. Nhiệt độ ủi tốt nhất là 240 độ C và nên ủi khi quần áo chưa khô hẳn, còn độ ẩm khoảng 10% để sợi vải khô dựa vào sức ấm của bàn là mà không bị cứng và thô ráp sau khi ủi.
Đối với trang phục bằng vải lanh nên hạn chế gấp quần áo mà thay vào đó có thể cuộn tròn hoặc treo trên móc để tạo không tạo nếp gấp. Bên cạnh đó, bảo quản sản phẩm bằng vải lanh trong tủ đồ khô ráo, tránh những nơi ẩm thấp để quần áo không bị hôi hoặc ẩm mốc, đặc biệt là đối với những loại vải có nguồn gốc tự nhiên.
Trên đây là toàn bộ bài viết về vải sợi lanh mà ELAMBO muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua đây, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về loại vải này, giúp bạn lựa chọn các sản phẩm phù hợp nhất với bản thân và gia đình.
THÔNG TIN LIÊN HỆ ELAMBO
Văn phòng đại điện: 97 Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900 88 66 43
Email: [email protected]
Website: https://elambo.vn/
Xem thêm chăn, ga, gối tại Elambo:
Công ty TNHH & SX Elambo ra đời vào năm 2016 với ngành hàng chính là Chăn – ga – gối cao cấp. Vơi triết lý thiết kế đơn giản, hơi hướng hiện đại và sang trọng dành cho tệp khách hàng ưa thích sự hiện đại và trẻ trung.
Khu công nghiệp Km20, đường tránh Vinh, TP Vinh, Nghệ An
1900 88 66 43
Công ty TNHH SX & TM ELAMBO Việt Nam (MSKD: 2901893881)
Copyright 2016 - 2022 © Elambo. All rights reserved.
97 Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội.
1900 88 66 43
Copyright 2016 - 2022 © Elambo. All rights reserved.