Vải Linen là gì? Chi tiết các thông tin về Vải Linen

Đóng góp bởi: Elambo VN 898 lượt xem Đăng ngày 30/08/2023
5/5 - (1 bình chọn)

Linen còn gọi là lanh, là một chất liệu vải không chỉ ở Việt Nam và thế giới ưa chuộng, đây là một trong các loại vải ra đời lâu nhất cách đây hơn 3000 năm. Hiện nay, Vải Linen được mệnh danh là loại vải thân thiện với môi trường sống của con người.

Vậy có gì đáng chú ý ở chất liệu vải này, hãy để Elambo bật mí cho các bạn thông tin từ A – Z về chất liệu Linen này nhé!

Chất liệu Linen là gì?

Vải Linen
Vải Linen

Linen (lanh) là một loại vải có nguồn gốc từ thân cây lanh, các sợi lanh có chiều dài khoảng 25mm – 150mm, đường kính trung bình từ 12 – 16 mic. Có 2 loại sợi là sợi xơ ngăn được sử dụng cho các loại vải thô và sợi dài hơn được sử dụng cho các loại vải tốt hơn.

Sợi Linen rất bền, chắc hơn sợi Cotton gấp 3 lần bởi cấu trúc tinh thể của chúng, cây lanh cũng cực kỳ bền vững và thân thiện với môi trường vì người dân không cần tưới hoặc bón phân trong quá trình trồng trọt.

Nguồn gốc của vải Linen

Vải Linen hay còn gọi là vải lanh được phát hiện trong một hang động ở Đông Nam Châu có nguồn gốc cách đây 36000 năm, loại vải này đã ra đời từ rất sớm. Ở Ai Cập cổ đại, vải lanh thường chỉ được dùng cho tầng lớp cao quý, được dùng để ướp xác và làm vải liệm, đôi khi cũng được dùng làm đơn vị tiền tệ tại đây.

Khi lăng mộ của Pharaoh Ramses II được phát hiện vào năm 1881, phần vải lanh được tìm thấy trong đó vẫn hoàn hảo sau hơn 3000 năm. Chưa hết, cách đây 2500 năm khi khai quật được một xác ướp của Kaboolie – con gái của tu sĩ Ammon, người ta cũng tìm thấy các tấm màn bằng vải lanh còn nguyên vẹn. Những điều này cho thấy vải Linen không chỉ được sử dụng từ lâu mà loại vải này còn rất bền bỉ.

>>> Vỏ Gối, Vỏ Gối Ôm Đẹp, Cao Cấp Chính Hãng Giá Rẻ 2023 Hotline: 1900 88 66 43 (phím 1) mua hàng

Tính chất của vải Linen

Tính chất vật lý

  • Màu sắc: Trắng, hơi vàng đến xám.
  • Độ bền kéo: Từ 5,5 đến 6,5 gms/den.
  • Độ đàn hồi: Không tốt.
  • Trọng lượng riêng: 1,54
  • Tác dụng của nhiệt: Dẫn nhiệt tốt.
  • Ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời: Không ảnh hưởng.
  • Khả năng phục hồi: Kém.
  • Chống mài mòn: Trung bình.

Tính chất hoá học

  • Ảnh hưởng của axit: Không bị ảnh hưởng bởi axit yếu nhưng sẽ hư hại khi tiếp xúc axit mạnh.
  • Ảnh hưởng của kiềm: Chống chịu tốt.
  • Ảnh hưởng của chất tẩy trắng: Khó tẩy trắng hơn Cotton.
  • Ảnh hưởng của dung môi hữu cơ: Chống chịu tốt.

Đánh giá ưu và nhược điểm của Vải Linen

Ưu điểm của vải Linen

  • Khả năng thấm hút nhanh: Vải Linen có đặc tính hút ẩm sẽ giúp cho bạn khô ráo và mát mẻ trong những ngày tháng mùa hè.
  • Khả năng giữ nhiệt tốt: Sợi Linen khá xốp nên chúng là chất giữ nhiệt tuyệt vời, giúp bạn giữ ấm trong mùa đông.
  • Khả năng kháng khuẩn: Vải Linen có khả năng kháng khuẩn tốt, có nghĩa là vi khuẩn có hại và các vi trùng khác khó tồn tại trong các sợi vải mịn và được dệt chặt chẽ. Vì vậy, chất liệu này rất được ưa chuộng.
  • Có thể phân huỷ sinh học: Dù giá tiền vải Linen khá cao nhưng nó được người tiêu dùng ưa chuộng vì loại chất liệu này rất thân thiện với môi trường vì có thể phân huỷ sinh ngay (khác với Polyester).

Nhược điểm của vải Linen

  • Độ co giãn ít, dễ bị nhăn.
  • Giá thành khá cao, hơn cotton 100%.

Làm thế nào để sản xuất được vải Linen?

Sợi Linen tốt hay không chủ yếu nhờ vào quá trình trồng trọt, vậy cùng Elambo tìm hiểu quy trình sản xuẩt của loại vải này nhé.

Trồng cây và thu hoạch

Cây lanh được trồng ở nơi có khí hậu mát mẻ, sau khoảng 100 ngày là có thể thu hoạch. Cây lanh thường không chịu được sự tấn công của cỏ dại một cách hiệu quả nên người nông dân phải thường xuyên dùng thuốc diệt cỏ và xới đất để đảm bảo năng suất ở cây lanh. Ngày nay, thay vì thu hoạch bằng tay, người ta sẽ dùng máy móc cho quá trình này. Những thân cây lanh có màu vàng và hạt của chúng có màu nâu thì đã sẵn sàng để thu hoạch.

Tách sợi

Thân cây lanh sau khi được thu hoạch sẽ được xử lý qua máy để loại bỏ hạt và lá. Tiếp theo, nhà sản xuất sẽ tách phần cuống bên ngoài dạng sợi ra khỏi phần thân gỗ mềm của cây lanh. Tiếp theo, phần thân được đưa qua các trục cán để nghiền nhằm loại bỏ các sợi bên ngoài không sử dụng được và lấy các sợi lanh bên trong có thể sử dụng được.

Chải sợi

Khi các sợi bên trong được tách ra khỏi các sợi khác, chúng được chải thành các sợi mỏng. Khi đã được chải kĩ, chúng sẵn sàng để được kéo sợi.

Kéo sợi

Ngày nay, thay vì kéo sợi lanh bằng chân, người ta sử dụng máy móc công nghiệp để thực hiện công đoạn này để đạt được năng suất tối ưu. Sau khi được kéo trên khung kéo sợi, sợi thu được sẽ được cuốn lên các suốt chỉ. Để đảm bảo các sợi linen không bị đứt, người ta sẽ phải thực hiện công đoạn kéo sợi này trong môi trường ẩm ướt và sợi sau khi được kéo được nhúng qua nước nóng để tăng sự kết dính.

Sấy khô

Cuối cùng, nhà sản xuất làm khô sợi thành phẩm và cuốn nó lên cuộn suốt chỉ, lúc này sợi này đã đủ điều kiện để đem đi nhuộm, xử lý và dệt. Tuỳ theo công năng sử dụng mà các nhà sản xuất sẽ pha trộn tỷ lệ phần trăm sợi Linen với các sợi vải khác, cũng như mật độ dệt vải khác nhau.

Các loại vải linen trên thị trường

Các loại vải Linen trên thị trường
Các loại vải Linen trên thị trường

Khi được pha trộn với các loại sợi khác, các đặc tính của vải Linen sẽ được biến đổi để phù hợp với nhu cầu sử dụng, sau đây Elambo sẽ giới thiệu về 1 số loại vải Linen thường gặp ở thị trường Việt Nam hiện nay.

Vải Linen bột

Vải Linen bột là loại vải thường được ứng dụng trong việc sản xuất rèm cửa và chăn ga gối nhiều hơn là quần áo may mặc. Ưu điểm của vải Linen bột là thông thoáng, mát, thoải mái, dễ chịu khi sử dụng nhưng lại rất dễ bị nhũn sau nhiều lần giặt. Vì vậy, sau khi sử dụng sản phẩm chất liệu này, bạn lưu ý giặt theo mác hướng dẫn để giữ được độ bền của vải tốt nhất có thể nhé.

Vải Linen ướt

Vải Linen ướt cũng sở hữu các đặc tính mềm mại, thoáng khí, không bị dị ứng, lành tính với làn da, tuy nhiên lại dễ co rút và nhão sau khi giặt nên chất liệu này thường được ứng dụng nhiều trong may rèm cửa. Với các đặc tính của vải này, khi cần may lên sản phẩm thì bạn nên ước tính độ co rút tầm +/-7cm để lên được sản phẩm phù hợp sau khi giặt.

Vải Linen tưng

Vải Linen tưng không bị co rút mạnh như Linen ướt, chất liệu này cực mềm mịn, khả năng giữ màu lâu, độ bền cao, không gây kích ứng. Khi sử dụng sản phẩm làm từ chất liệu này, bạn sẽ phải thường xuyên là ủi nhiều hơn vì chúng dễ nhăn hơn các loại vải cùng loại khác. Trong quá trình chăm sóc và bảo quản thì nên chọn chế độ giặt phù hợp và treo sản phẩm lên giá chứ không nên gấp lại để tránh độ nhăn.

Vải Linen lụa

Vải Linen lụa là sự kết hợp hòan hảo giữa sợi lanh và sợi lụa, tuỳ vào công năng sử dụng mà nhà sản xuất sẽ pha trộn tỷ lệ phần trăm phù hợp của hai loại chất này. Sự mềm mại và độ bóng mượt của lụa kết hợp cùng sự thoáng khí, dày dặn, giữ nhiệt tốt của Linen sẽ mang lại cho người dùng nhiều ưu điểm tích cực hơn. Loại vải này được sử dụng nhiều trong sản xuất quần áo, chăn ga gối..

Vải Linen xước

Vải Linen xước còn gọi là vải Linen đũi, bạn có thể dễ nhận thấy cách dệt nhìn như những vết xước trên bề mặt vải, thường có màu sắc hơi nâu. Bởi đặc tính mỏng nhẹ, thoáng khí, thấm hút mồ hôi, mềm mại hơn sau khi giặt, đặc biệt là mẫu mã lạ mắt thì chất liệu này thường được ứng dụng vào may quần, áo sơmi, áo vest..

Vải Linen Nhật

Vải Linen Nhật là loại vải được sản xuất tại Nhật Bản. Do sự cẩn thận và tỉ mỉ của người Nhật, chất liệu này được sản xuất thành vải có chất lượng tốt, dày dặn, thấm mồ hôi và thoáng mát. Ngoài ra, vải Linen Nhật cũng mềm hơn, ít bị nhão hơn sau khi giặt, thường có hoạ tiết nhiều sắc màu rất dễ lựa chọn, tuy nhiên giá thành của loại chất liệu này khá cao so với các loại vải cùng loại.

Vải Linen Hàn Quốc

Vải Linen Hàn Quốc có giá thành rẻ hơn Linen Nhật và được sản xuất tại Hàn Quốc, có đầy đủ đặc tính của sợi lanh là thấm hút nhanh, giữ nhiệt tốt, khả năng kháng khuẩn cao và thân thiên với môi trường sống. Tuỳ vào khả năng tài chính và mục đích sử dụng thì bạn có thể lụa chọn loại vải Linen phù hợp với mình, giá của vải Linen Hàn Quốc khoảng từ 80.000 – 100.000 nghìn đồng/ mét.

Vải Linen Rayon

Vải Linen-Rayon là sự pha trộn giữa sợi tổng hợp Rayon với sợi Linen (sợi lanh). Vải Rayon là một loại sợi tổng hợp được làm từ các nguồn xenlulo tái sinh tự nhiên và cũng rất thân thiện với môi trường. Sự mềm mượt, bóng mượt như lụa, siêu nhẹ, siêu thấm hút của sợi Rayon kết hợp với các ưu điểm của vải Linen tạo ra một chất liệu tốt dễ ứng dụng vào nghành công nghiệp may mặc.

Vải Cotton Linen

Vải Cotton Linen là sự pha trộn giữa sợi Cotton tự nhiên và sợi Linen. Cotton làm mềm vải lanh nhưng vẫn giữ được độ đầy đặn của vải, đồng thời làm giảm nếp nhăn đáng kể sau khi giặt sử dụng làm vỏ gối thì rất thoải mái khi sử dụng. Ưu điểm của loại vải này là thấm hút mồ hôi, thoáng mát, mềm mại, lành tính, thân thiện với môi trường, được sử dụng nhiều trong may mặc, may chăn ga gối.

Vải Linen Polyester

Vải Linen – Polyester là sự kết hợp giữa sợi lanh và sợi Polyester. Vì Polyester là một loại sợi nhân tạo với ưu điểm cực bền bỉ, không bị nhăn sau khi giặt nên khi kết hợp hai loại sợi này với nhau thì Polyester giúp vải lanh giặt tốt hơn, ít nhăn hơn và giữ được độ bền màu, tuỳ theo công năng sử dụng mà nhà sản xuất sẽ quyết định tỉ lệ phần trăm của hai loại sợi này.

Vải Linen dùng để may gì?

Chăn ga gối

Vải Linen là một loại vải khá tốt để sử dụng cho một bộ chăn ga gối bền, mềm và dễ khô. Không chỉ vậy, do sợi lanh khá xốp nên chúnh là chất dẫn nhiệt tuyệt vời để làm cho chúng ta ấm áp và thoải mái. Ngày nay, vải Linen là một trong các chất liệu được ưa chuộng để làm chăn ga gối vì sự thoáng mát, thấm hút và đặc tính không gây dị ứng của nó.

Vải Linen dùng để may chăn ga gối tối giản
Vải Linen dùng để may chăn ga gối tối giản

Trang trí nội thất

Ngày nay, ngành công nghiệp nội thất cũng đang lên ngồi với nhiều sản phẩm đa dạng cho khách hàng sử dụng và vải Linen cũng được sử dụng nhiều ở các mặt hàng như giấy dán tường, rèm cửa, khăn tay, khăn trải bàn.. Trên thế giới, những sản phẩm được làm từ chất liệu này rất được ưa chuộng và dùng phổ biến vì khả năng tự phân huỷ của nó trong môi trường.

Ngoài ra, mẫu mã của vải Linen khi lên sản phẩm thường tối giản, hài hoà, dễ phối hợp với các món đồ khác nên là một lựa chọn tuyệt vời cho khách hàng.

Thời trang may mặc

Trong 30 năm qua, việc sử dụng vải Linen có một thay đổi đáng kể, khoảng 70% vải lanh trong những năm 1990 dành cho hàng dệt may, người ta gọi chất liệu này là ” vải có đạo đức ” vì chúng thân thiện với môi trường. Với các ưu điểm tuyệt vời từ vải Linen mà chúng được sử dụng phổ biến để may các loại áo sơmi, đồ lót, váy, quần, comple..

Vải Linen dùng để sản xuất áo sơmi
Vải Linen dùng để sản xuất áo sơmi

Các ứng dụng khác

Vải Linen là một trong những chất liệu hỗ trợ truyền thống được ưa chuộng cho tranh sơn dầu. Ngoài ra, chất liệu này cũng được sử dụng nhiều bởi các nghệ nhân làm bánh, chúng được sử dụng để giữ bột thành hình dạng ngay trước khi nướng. Bên cạnh đó, vải Linen còn được dùng để làm khăn tắm, khăn trải bàn, khăn tay…

Vải Linen có giá tiền bao nhiêu?

Tuỳ theo cách dệt và mật độ sợi cũng như xuất xứ mà vải Linen sẽ có các mức giá thành khác nhau, Elambo sẽ đưa ra một ít số liệu cho bạn tham khảo nhé.

  • Vải Linen bột: 70.000đ – 80.000đ/m.
  • Vải Linen bố : 80.000đ – 90.000đ/m.
  • Vải Linen xước: 130.000đ – 140.000đ/m.
  • Vải Linen tưng: 150.000đ – 170.000đ/m.

Làm sao để nhận biết được vải Linen?

Để nhận biết chính xác 100% thành phần chất liệu sẽ cần tới máy móc chuyên dụng, sau đây Elambo sẽ hướng dẫn một số cách thông qua các giác quan thông thường.

Quan sát bề mặt vải

Vải Linen có những đặc điểm riêng mà khi nhìn vào bề mặt vải là bạn có thể dễ dàng nhận ra ngay, tiếp theo bạn hãy dùng tay để sờ và vò sản phẩm và tiếp tục quan sát vì đặc tính vải Linen sẽ dày hơn các loại vải thông thường khác, đặc biệt rất dễ nhăn.

Phương pháp nhiệt học

Vải khi được đốt lên thì cháy khá chậm, không bén như sợi bông, mùi khói thơm như mùi khói giấy, khi cháy hết tro mềm và mịn, đây là cách dễ dàng nhận biết một cách tương đối thành phần Linen tự nhiên trong vải.

Cách chăm sóc và bảo quản vải Linen đúng cách

  • Vải Linen rất dễ nhăn, thế nên nếu bạn thích sử dụng chất liệu này thì hãy thường xuyên là ủi nhé. Sau khi sử sụng chất liệu này, quá trình giặt là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng của Linen. Bạn có thể giặt máy hoặc giặt bằng tay, lưu ý nhẹ nhàng trong quá trình quay hoặc vò.
  • Không nên giặt khô vì điều này sẽ làm sợi vải yếu đi và tránh phơi sản phẩm chất liệu Linen trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Vải linen rất dễ nhăn nên bạn hãy ưu tiên các sản phẩm làm từ chất liệu này để treo lên giá đồ nhé, tránh gấp nhiều lần làm nhàu vải.

Các câu hỏi về vải Linen

Thế nào là vải Linen tốt?

Vải Linen tốt là loại vải có các thành phần chính là 100% Linen hoặc khi pha trộn với các sợi khác thì thành phần tự nhiên cao, các loại sợi tự nhiên thì luôn tốt hơn với sức khoẻ con người hơn là sợi nhân tạo. Để biết được chính xác thành phần Linen trong vải bạn có thể xem trên mác sản phẩm, còn nếu để lựa chọn mua vải thì bạn nên tin chọn các cửa hàng có uy tín, sau đó bạn có thể test vải như các cách Elambo đã đưa ra phía trên.

Vải Linen mua ở đâu?

Vải Linen được bày bán rất nhiều ở các chợ chuyên vải. Mỗi thành phố ở Việt Nam cũng sẽ có những khu chợ vải chính, Elambo gợi ý một số địa điểm sau.

  • Tại Hà Nội có chợ lớn nhất là Ninh Hiệp, chợ Hôm, chợ Đồng Xuân, chợ vải Phùng Khắc Khoan, chợ Hà Đông.
  • Tại Hồ Chí Minh có chợ Soái Kình Lâm (quận 5), chợ Tân Bình, chợ Phú Thọ Hoà (quận Tân Phú), chợ Kim Biên (quận 5), chợ Tân Định (quận 1)..

Vải Linen may chăn ga gối có tốt không?

Vải Linen may chăn ga gối rất tốt nếu bạn biết chọn chất liệu chất lượng và phù hợp. Vải Linen có nhiều loại sẽ dễ nhàu và dễ bục qua nhiều lần giặt, vì vậy hãy lựa chọn địa chỉ uy tín và có thương hiệu để chọn mua sản phẩm.

Vải Linen có ảnh hưởng đến môi trường không?

Vải Linen rất thân thiện với môi trường, đây là một trong các loại vải được thế giới ưa chuộng và khả năng có thể phân huỷ sinh học của nó. Những người quan tâm hoặc làm về môi trường thường sử dụng các loại vải này trong các sản phẩm sử dụng hàng ngày của mình như quần áo, khăn choàng, khăn tay, khăn mặt..

Sự khác biệt giữa vải Linen và vải Cotton là gì?

Vải Linen ra đời trước vải Cotton khá lâu, cả 2 chất liệu này đề là chất liệu tự nhiên, cùng có tính năng hút ẩm, thoáng khí, thoải mái và không gây dị ứng. Ngoài ra, vải Linen sẽ dày hơn, giòn hơn và dễ nhăn hơn Cotton.

Kết luận

Bây giờ thì bạn đã có những thông tin hữu ích của chất liệu vải này rồi chứ, hãy cùng ELAMBO lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của chính mình và gia đình nhé!


THÔNG TIN LIÊN HỆ ELAMBO

  • Văn phòng đại diện: 97 Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
  • Hotline: 1900 88 66 43
  • Email: elambovietnam2017@gmail.com
  • Website: https://elambo.vn/

Xem thêm:

.
.
.
.