Vải len là gì? Đặc tính và ứng dụng sản xuất chăn ga gối

Đóng góp bởi: Elambo VN 504 lượt xem Đăng ngày 30/08/2023
ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Khi nhắc đến một trong những chất liệu vải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, vải len đã không còn quá xa lạ với người dùng. Với những tính năng vượt trội, vải len không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong ngành thời trang, mà còn nhiều lĩnh vực khác. Vậy chất liệu vải len là gì? Có nên lựa chọn sử dụng vải len hay không? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời bạn theo dõi bài viết sau của Elambo.

vai len

Chất liệu vải len là gì?

Len là một chất liệu được tạo thành từ các sợi. được lấy từ len và các động vật khác như dê, lạc đà, thỏ, vv … hoặc quần áo dày và ấm giữ ấm tốt. thích hợp cho mùa đông. Nó được coi là một trong những loại vải được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

vai len

>>> Vỏ Gối, Vỏ Gối Ôm Đẹp, Cao Cấp Chính Hãng Giá Rẻ 2023 Hotline: 1900 88 66 43 (phím 1) mua hàng

Nguồn gốc và xuất xứ của chất liệu len

Len là chất liệu vải đầu tiên, có xơ gốc từ động vật, được dùng để làm quần áo. Nguồn gốc xuất xứ của len được tìm ra tại vùng đất Địa Trung Hải cách đây 4000 năm trước công nguyên. 

Thợ thủ công thường thu thập lông của các loại động vật cần sử dụng, gọi là xơ len. Hỗn hợp xơ len thu thập được bao gồm da, lông và các chất bám bẩn. Sau đó, hỗn hợp trên sẽ được loại bỏ các tạp chất, tẩy trắng và xe thành sợi để dệt vải.

vai len

Ưu điểm của chất liệu vải len

Vải len cách nhiệt tốt

Đặc điểm nổi bật của vải len đó là có khả năng cách nhiệt tốt, nên thường được ứng dụng làm trang phục phục vụ cho mùa lạnh. Không khí lạnh khi tiếp xúc sẽ được các sợi len giữ bên ngoài, tránh việc tiếp xúc cơ thể người mặc. 

Ngoài ra, chất liệu len còn có đặc tính thoát ẩm tốt. Độ ẩm của làn da người sử dụng luôn được giữ ổn định, mang lại cảm giác thoải mái, ấm áp.

Vải len có đặc tính bền chắc

Có nguồn gốc từ thiên nhiên, chất liệu len thường có độ bền rất cao, chống hao mòn trước những tác động bên ngoài. Do đó, trải qua nhiều lần giặc, các sản phẩm được dệt từ len không bị suy giảm chất lượng. Dù sản phẩm sẽ giãn ra khi vệ sinh, nhưng sẽ trở lại trạng thái bình thường.

Chất liệu len mềm mịn

Một ưu điểm khác của chất liệu len là có độ mềm mịn cao. Vải len không làm trầy xước da, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cho mỗi lần sử dụng. 

Len chống bám bụi tốt

Đa phần len được làm từ lông cừu, với lớp phủ có cấu tạo phức tạp bên ngoài, góp phần hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trên vải. Do đó, bạn sẽ không mất quá nhiều công sức cho việc vệ sinh, bảo quản. Thậm chí, nhiều dòng lông cừu cao cấp còn khuyến cáo người dùng nên hạn chế vệ sinh sản phẩm.

Chất liệu len cách nhiệt, điện tốt

Khả năng cách điện, nhiệt ít xuất hiện trên các chất liệu vải khác. Chất liệu vải len cao cấp đôi khi sẽ làm lửa cháy chậm hay tắt hẳn sau khi lấy ra khỏi lửa. Tuy nhiên, đặc tính này sẽ không quá nổi bật ở lông cừu tổng hợp và lông cừu nhân tạo.

vai len

Nhược điểm của chất liệu vải len

Sợi bung dễ dàng

Bên cạnh những ưu điểm trên, vải len cũng có những hạn chế nhất định. Thứ nhất, sợi len thường có kích thước lớn với những liên kết rời rạc, nhất là len được dệt bằng tay, nên dẫn đến tình trạng dễ bung. 

Độ hút ẩm cao

Ngoài ra, độ thấm nước của vải len cũng khá cao, nên sẽ gây khó khăn cho việc giặt giũ, phơi khô khi ngấm nước.

Phân loại các chất liệu vải len phổ biến hiện nay

vai len

Loại len lông cừu nguyên chất

Trong các loại động vật, len được làm từ lông cừu là chất lượng nhất. Chất liệu này được lấy từ lông thay lần 1 của cừu. Đặc điểm nổi bật là mềm mại, đàn hồi tốt, bền chắc và giữ ấm hiệu quả. Loại len cừu nguyên chất thường được nhuộm theo phương pháp thủ công, nên có màu sắc sinh động, độ bền gấp 5 lần so với len lông cừu nhân tạo và tổng hợp.

Loại len dê Cashmere

Chất liệu len dê Cashmere có nguồn gốc từ vùng Himalaya, được lấy từ loài dê Cashmere vào mùa xuân và được tách theo phương pháp thủ công. Do thời tiết khắc nghiệt, số lượng lông dê Cashmere chỉ thu được vài nghìn tấn lông mỗi năm. Các sản phẩm được làm từ len dê Cashmere thường có mức giá thành cao, vì được dệt từ tay nghề lão luyện của các thợ thủ công có kinh nghiệm lâu năm và mức độ quý hiếm của lông dê Cashmere.

Loại len thỏ Angora

Lông thỏ Angora có đặc tính mịn, mỏng và bông xốp. Tuy nhiên, chất liệu này có độ bền không quá cao, nên chiếm thị phần tương đối nhỏ trên thị trường, ít được ưa chuộng.

Loại len lạc đà Alpaca

Lạc đà Alpaca có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đất Nam Mỹ. Lông lạc đà Alpaca 100% có kết cấu tương đối giống với lông cừu nhưng mềm và nhẹ hơn, nên có độ bền cao và giữ nhiệt tốt.

Loại len cotton

Chất liệu len cotton mang nhiều ưu điểm nổi bật như cách nhiệt, giữ ấm, hút ẩm và cách điện tốt. Ngoài ra, chất liệu này cũng không gây mẩn ngứa cho da so với vải len làm từ lông động vật, phù hợp với bất kỳ loại da, kể cả da nhạy cảm.

Loại len sợi tổng hợp

Sự ra đời của len sợi tổng hợp nhằm khắc phục những hạn chế của len động vật. Đây là chất liệu len được sử dụng phổ biến do mức giá phải chăng. Tuy nhiên, độ giữ ấm của loại len này không được đánh giá cao và tuổi thọ sử dụng kém. Ngoài ra, chất liệu này cũng dễ xổ lông chỉ sau thời gian sử dụng ngắn.

>>>Xem thêm:

Cách phân biệt các chất liệu vải len

vai len

Để phân biệt các loại vải len, bạn có thể dùng các bí quyết sau đây:

  • Bề mặt vải len thường xù lông.
  • Khi sờ vào, cảm thấy vải hơi cứng, dày và ráp tay. Khi kéo thử, độ co giãn của sợi len rất cao và không gọn gàng tại vết đứt, không nhăn dù vò mạnh.
  • Khi dùng lửa đốt, bạn sẽ nghe mùi khét, có tro hình tròn và màu đen dễ vỡ. Ngọn lửa thường cháy yếu, tắt hẳn do đặc tính cách nhiệt tốt của sợi len nguyên chất.

Quy trình sản xuất chất liệu vải len

vai len

Công đoạn sơ chế hỗn hợp xơ len

Đến mùa thu hoạch, người nông dân thu thập xơ len từ động vật. Nguyên liệu ban đầu thường lẫn cả da, lông, tạp chất như bã nhờn, vỏ cây, mỡ và cát. Từ nguyên liệu ban đầu, xơ len được làm sạch các tạp chất, bằng cách đun trong dung dịch hòa trộn giữa xà phòng và kiềm. Công đoạn này còn góp phần làm mềm sợi.

Công đoạn nấu sợi len

Sau khi phơi khô sợi bằng nước ấm, trong trường hợp len khô chứa 25% nhựa, phần nước sẽ được thay thế bằng dung dịch xà phòng đặc để làm sạch hoàn toàn.

Công đoạn chải sợi len

Sau công đoạn xử lý, sợi len được đem đi chế biến thành thành phẩm cuối cùng. Công đoạn này có thể dùng theo 2 cách là chải kỹ hay chải thô. Kế đến, các sợi len được cuốn xoắn lại để thuận tiện cho quá trình đan dệt. Tùy theo mục đích sử dụng, len sẽ được mang đi nhuộm trong nước sôi.

Ứng dụng chất liệu vải len trong đời sống

vai len

Ứng dụng của len phổ biến trong ngành thời trang

Do có ưu điểm bền, đẹp, co giãn tốt, vải len thường được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thời trang, mang đến nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thiết kế. Hàng loạt các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Paul Smith, Vivienne Westwood, Burberry đã nâng tầm chất liệu này với hàng loạt bộ sưu tập vải len. 

Các sản phẩm thời trang được làm từ len phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như váy liền, chân váy, áo len, găng tay, khăn quàng,…thường được diện trong các dịp đặc biệt, kể cả sàn diễn thời trang chuyên nghiệp.

Ứng dụng của len phổ biến trong ngành nội thất

Do sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội, vải len còn được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất đồ nội thất, đặc biệt là sản xuất chăn ga gối lông. Một số thương hiệu nội thất len nổi tiếng nhất hiện nay có thể kể đến như chăn lông cừu Yuki, chăn lông cừu Nanara, chăn lông cừu Pháp, chăn lông thỏ,…

Cách bảo quản và vệ sinh các sản phẩm làm từ len

Để góp phần kéo dài tuổi thọ sử dụng, bạn cần tuân thủ các quy tắc sau đây:

Vệ sinh vải len

  • Khi sử dụng, bạn nên đập sản phẩm để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt
  • Dùng giấm hòa với nước giặt để vệ sinh nhằm giữ màu sắc
  • Khi ủng bằng hơi nước, giữ nhiệt độ ở mức 150 độ C
  • Nên mặc áo ba lỗ mỏng lót bên trong, nhằm tránh mồ hôi, mùi cơ thể, dễ gây giảm chất lượng sản phẩm

Bảo quản vải len

  • Hạn chế ngâm sản phẩm lâu trong nước và bảo quản ở nơi khô thoáng
  • Không treo sản phẩm bằng móc, tránh len bị chảy và biến dạng
  • Không dùng chất tẩy chứa nhiều clo, nước nóng để vệ sinh, tránh gây hư hại sợi len
  • Khi len bị xù, có thể dùng dao cạo, nhám bọt biển, dao tỉa lông để điều chỉnh phần vải xù

Trên đây là những thông tin liên quan đến chất liệu vải len. Hy vọng thông qua bài viết của ELAMBO, bạn sẽ có thêm kiến thức và cách sử dụng đúng cách các sản phẩm được làm từ len.


THÔNG TIN LIÊN HỆ ELAMBO

  • Văn phòng đại diện: 97 Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
  • Hotline: 1900 88 66 43
  • Email: elambovietnam2017@gmail.com
  • Website: https://elambo.vn/

Xem thêm: Các loại vải

.
.
.
.