Nội dung chính
- Polyester là gì?
- Nguồn gốc của chất liệu Polyester?
- Tính chất của Polyester như thế nào?
- Vải Polyester (PE) là gì?
- Đánh giá vải Polyester có tốt không?
- Quy trình sản xuất sợi Polyester
- Vải Polyester được sản xuất ở đâu?
- Các loại Polyester được sử dụng chủ yếu hiện nay.
- Ứng dụng của vải Polyester như thế nào trong cuộc sống
- Hướng dẫn sử dụng và bảo quản vải Polyester
- Vải Polyester bao nhiêu tiền?
- Cách nhận biết vải Polyester
- Một số câu hỏi về chất liệu Polyester
- Kết luận
Nếu bạn đặt câu hỏi “Vải polyester chiếm bao nhiêu thị phần trong thị trường may mặc” thì câu trả lời Elambo dành cho bạn là 60%-tương đương với 21,3 triệu tấn polyester, tăng 157% trong giai đoạn 2000-2015. Vậy Vải Polyester là gì? Chất liệu này có gì đặc biệt đến vậy, Elambo sẽ gửi đến bạn một số kiến thức liên quan tới Polyester nhé!
Polyester là gì?
Polyester là một nhóm các polymer có chứa nhóm chức este trong mỗi mắt xích của mạch chính. Có bốn dạng sợi polyester cơ bản là sợi filament, xơ, sợi thô, và fiberfill. Polyester được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại sản phẩm như quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, vật liệu cách điện,đệm…
Nguồn gốc của chất liệu Polyester?
- Năm 1926: nhà khoa học người Mỹ Wallace Carothers phát hiện ra khi a tiến hành thí nghiệm tạo ra sợi Polyester bằng cách trộn axit cacboxyl và rượu. Mặc dù thành công với phát hiện này nhưng vào thời điểm đó chất liệu Nylon đang chiếm lĩnh thị trường nên công việc của ông bị hoãn lại để nghiên cứu về Nylon.
- Năm 1939: 2 nhà khoa học người Anh là WK Birtwhistle và CG Ritchie đã tiếp tục dự án nghiên cứu sợi Polyester này. Cho đến năm 1941, họ được cấp bằng sáng chế polyethylene terephthalate (PET hoặc PETE), chất này sẽ tạo cơ sở cho các loại sợi tổng hợp như Dacron và Terylene. Cùng năm đó, với sự hỗ trợ của WK Birtwhistle và CG Ritchie, Winfield và Dickson đã tạo ra sợi polyester đầu tiên, Terylene, thuộc nhà sản xuất Imperial Chemical Industries (ICI).
- Năm 1946: DuPont – 1 công ty hoá chất nổi tiếng tại Mỹ mua lại bản quyền hợp pháp từ ICI. Năm 1950, họ sản xuất sợi polyester.
- Năm 1951: Polyester lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng như 1 loại vải kỳ diệu có thể mặc, kéo và giặt mà không bị nhăn và có dấu hiệu hao mòn.
- Năm 1958: Eastman Chemical Products, Inc phát triển sợi polyester, Kodel. Vào thời điểm này, polyester đang được ưa chuộng nhiệt liệt. Các nhà máy dệt bùng nổ trên khắp đất nước khi nhiều người mong muốn thu được lợi ích từ việc sản xuất loại sợi rẻ tiền nhưng bền này.
- Những năm 1970: ngành công nghiệp polyester tiếp tục phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên cũng vào chính thời gian này, dù là 1 loại sợi bền, hiệu quả và rẻ tiền nhưng khi ứng dụng vào may mặc thì gây bức bí, không thoải mái nên nghành công nghiệp quần áo đã bị ảnh hưởng. May mắn thay, vật liệu này còn có nhiều ứng dụng quan trọng khác.
>>> Vỏ Áo Gối, Vỏ Gối Ôm Đẹp, Cao Cấp Chính Hãng Giá Rẻ 2023 Hotline: 1900 88 66 43 (phím 1) mua hàng
Tính chất của Polyester như thế nào?
Tính chất vật lý
- Khả năng chịu nhiệt của Polyester rất tốt. Điểm nóng chảy của chất liệu này nằm ở ngưỡng 250-300 độ C. Sợi Polyester sẽ co lại và nóng chảy khi được đốt lên, để lại một lớp cặn cứng màu đen, có mùi hắc.
- Trọng lượng riêng của Polyester trung bình, tầm khoảng 1,38 hoặc 1,22 tuỳ theo loại sợi.
- Độ hút ẩm của Polyester thấp, dao động từ 0,2-0,8% và chúng không có khả năng thấm hút.
Tính chất hoá học
Ảnh hưởng của kiềm
- Sợi Polyester có khả năng chống chịu kiềm yếu ở nhiệt độ cao.
Ảnh hưởng của axit
- Dù ở điểm sôi, thì axit yếu không làm ảnh hưởng tới sợi Polyester, trừ khi sợi được phơi trong vài ngày.
- Sợi Polyester có khả năng chống chịu tốt với axit mạnh ở nhiệt độ thường.
- Khi tiếp xúc lâu dài với axit clohydric ở nhiệt độ cao thị sợi Polyester sẽ bị phá huỷ, và ãit sulfuric 96% gây ra sự phân huỷ của sợi.
Ảnh hưởng của dung môi
- Đối với dung môi hữu cơ, sợi Polyester thường khá bền.
- Hoá chất dùng để làm sạch không làm hỏng nó, nhưng m-cresol sẽ phá huỷ các sợi Polyester.
- Chất oxy hoá và chất tẩy trắng không làm hỏng sợi Polyester.
Vải Polyester (PE) là gì?
Vải Polyester là một loại vải tổng hợp thường có nguồn gốc từ dầu mỏ. Loại vải này là một trong những loại vải dệt phổ biến nhất trên thế giới, và nó được sử dụng trong hàng nghìn ứng dụng tiêu dùng và công nghiệp khác nhau.
Sợi Polyester có nhiều ưu thế hơn khi so sánh với các loại sợi truyền thống là không hút ẩm, nhưng hấp thụ dầu. Chính những đặc tính này làm cho Polyester trở thành một loại sản phẩm hoàn hảo đối với những ứng dụng chống nước, chống bụi và chống cháy. Khả năng hấp thụ thấp của Polyester giúp nó tự chống lại các vết bẩn một cách tự nhiên.
Vải Polyester không bị co khi giặt, chống nhăn và chống kéo giãn. Nó cũng dễ dàng được nhuộm màu và không bị hủy hoại bởi nấm mốc. Vải Polyester là vật liệu cách nhiệt hiệu quả, do đó nó được dùng để sản xuất gối, chăn,đệm, áo khoác ngoài và túi ngủ…
>>Xem thêm:
Đánh giá vải Polyester có tốt không?
Ưu điểm
Polyester không thấm nước
Tính chất này khá hữu ích trong việc sản xuất quần áo thể thao, ga gối chống thấm, áo mưa, lều trại, túi ngủ.. Polyester là một loại vải cho phép hơi ẩm bám vào bề mặt và cũng nhanh chóng bay hơi.
Polyester có nhiệt độ nóng chảy cao
Polyester có khả năng chống nhiệt cao – được chứng minh ở việc nó sẽ cháy khi nhiệt độ lên tới 200 độ C, thậm chí chất liệu này chỉ mềm ra chứ không cháy, dó đó chất liệu này không thích hợp để làm đồ ngủ cho trẻ em.
Polyester có thể tái chế
Chất liệu polyester có thể được tái chế để tạo thành sợi mới.
Polyester dễ bảo trì
- Chất liệu Polyester rất dễ làm sạch và khô rất nhanh.
- Sau khi giặt chất liệu này không dễ bị nhăn và có thể không cần là ủi.
- Chất liệu này có khả năng chống ố, chống nấm mốc và không dễ bị côn trùng phá hoại.
Polyester nhẹ và dễ sử dụng
Vải Polyester rất bền, mịn và nhẹ, có tính đàn hồi.
Polyester rất mạnh và bền
- Sợi Polyester được coi là 1 sợi rất bền. Các loại dây đai làm bằng chất liệu này được cho là chắc chắn hơn thép.
- Chất liệu này không dễ bị hưu hỏng bởi các hoá chất, cồn, dầu. Nó có khả năng chống giãn và co lại khi giặt.
- Không dễ bị hư hỏng dưới ánh nắng mặt trời, khă năng chống mài mòn cao.
Giá thành rẻ
Dù sở hữu nhiều tính năng vượt trội nhưng giá thành của vải Polyester rẻ hơn so với các loại vải khác. Polyester được sản xuất từ dầu thô nên khi giá dầu giảm đồng nghĩa với chi phí sản xuất thấp hơn.
Nhược điểm
- Bức bí, không thấm hút mồ hôi.
- Vải Polyester không thoáng khí như các loại vải tự nhiên nên khi mặc một bộ quần áo hay nằm trên một bộ chăn ga gối bằng chất liệu này thì bạn sẽ không được thoải mái.
- Để sản xuất được loại vải này, các nhà máy cần tiêu thụ với năng lượng cao và phát thải độc hại. Thực tế dầu thô là nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra Polyester và nó là một nguồn tài nguyên không thể phục hồi, đây là điều cần phải suy nghĩ.
- Không thân thiện với môi trường vì Polyester không phân huỷ sinh học, có nghĩa là nó không phân huỷ trong đất.
Liên hệ hotline: 1900.88.66.43 đặt mua ngay bộ chăn ga gối cao cấp để nhận khuyến mại hấp dẫn từ Elambo
Quy trình sản xuất sợi Polyester
Bước 1: Trùng hợp
Để tạo thành Polyester, người ta cho dimetyl terephthalate phản ứng với ethylene glycol với sự có mặt của chất xúc tác ở nhiệt độ 302-410 độ F (150-210 độ C)
Sau đó, 2 hoá chất này sẽ tạo thành một phân tử rượu đơn chức, tiếp tục cho phân tử này kết hợp với axit terephthalic ở nhiệt độ 472 độ F (280 độ C). Từ đây, Polyester hình thành trong suốt và nóng chảy, được ép qua một khe để thành các dải băng dài.
Bước 2: Làm khô
Sau khi polyeste hình thành từ quá trình trùng hợp, các dải băng dài nóng chảy được để nguội cho đến khi chúng trở nên giòn. Nguyên liệu được cắt thành những miếng vụn nhỏ và được làm khô hoàn toàn để tránh sự bất thường về độ đặc.
Bước 3: Quay nóng chảy
Các miếng vụn nhỏ được nấu chảy ở 500-518°F (260-270°C) để tạo thành một dung dịch mềm dẻo . Dung dịch được cho vào một thùng kim loại gọi là spinneret và được buộc qua các lỗ nhỏ của nó, thường là hình tròn, nhưng có thể có hình ngũ giác hoặc bất kỳ hình dạng nào khác để tạo ra các sợi đặc biệt. Số lượng lỗ trên trục quay quyết định kích thước của sợi, vì các sợi nổi lên được kết hợp với nhau để tạo thành một sợi đơn.
Bước 4: Kéo sợi
Ở giai đoạn kéo sợi, các hóa chất khác có thể được thêm vào dung dịch xúc tác để làm cho vật liệu thu được là chất chống cháy, chống tĩnh điện hoặc dễ nhuộm hơn.
Khi polyester trồi ra khỏi trục quay, nó mềm và dễ dàng kéo dài gấp năm lần chiều dài ban đầu. Sự kéo căng buộc các phân tử polyester ngẫu nhiên sắp xếp theo hình song song. Điều này làm tăng sức mạnh, độ bền và khả năng phục hồi của sợi. Lần này, khi sợi khô, sợi trở nên rắn và chắc thay vì giòn.
Khi các sợi được kéo ra, chúng có thể được tạo kết cấu hoặc xoắn để tạo ra các loại vải mềm hơn hoặc xỉn màu hơn. Sợi kéo có thể khác nhau rất nhiều về đường kính và chiều dài, tùy thuộc vào các đặc tính mong muốn của vật liệu hoàn thiện.
Bước 5: Cuốn sợi
Sau khi được kéo căng, sợi Polyester được cuốn vào ống lớn rồi mang đi dệt thành vải.
Vải Polyester được sản xuất ở đâu?
Trung Quốc là nhà sản xuất (theo một nghiên cứu 2006) đồng thời cũng là thị trường lớn nhất thế giới, điều này khiến quốc gia này trở thành trung tâm của nghành công nghiệp Polyster quốc tế. Ngoài ra thì Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia cũng là những nhà sản xuất chính. Ở châu Á, vải Polyester được sử dụng khá lớn trong nghành công nghiệp may mặc.
Các loại Polyester được sử dụng chủ yếu hiện nay.
Để nâng cao kiến thức về vải Polyester, bạn cần biết chi tiết về 3 loại chính của loại vải này. Từ 3 loại vải chính này, vải Polyester mới được kết hợp với nhiều loại vải khác và ứng dụng thực tiễn vào cuộc sống.
Ethylene Polyester
PET là tên viết tắt của Ethylene Polyester, là một loại phổ biến nhất trên thị trường. Có rất nhiều loại vải Polyester khác nhau nhưng trên gốc của PET.
Polyester dựa trên thực vật
Ưu điểm chính của Polyester gốc thực vật này là có thể phân huỷ sinh học. Tuy nhiên, Polyester có nguồn gốc thực vật sẽ tốn chi phí sản xuất hơn và độ bền sẽ kém hơn các sản phẩm dệt tương đương PET hoặc PCDT.
Polyester PCDT
Polyester PCDT không phổ biến như PET, nhưng nó lại có tính đàn hồi cao hơn và bền hơn. Vì vậy, vải này thường được ứng dụng cho rèm cửa…
Ứng dụng của vải Polyester như thế nào trong cuộc sống
Nghành công nghiệp may mặc
Do đặc tính của vải Polyester là không thoáng khí, không thấm hút mồ hôi, không co giãn nên ít khi được sử dụng may mặc quần áo trong mùa hè. Tận dụng sự bền bỉ và chống ẩm thì vải Polyester thường được sử dụng may đồ thể thao, áo khoác, áo gió trong thời tiết khắc nghiệt cần giữ ấm.
Sản xuất chăn ga gối đệm
Vải Polyester có thể được sử dụng làm các loại ga gối chống thấm khi trong gia đình có con nhỏ và cần được thường xuyên vệ sinh. Nhưng chăn ga gối làm từ Polyester không mang lại sự thoải mái. Ngoài ra chất liệu này được ứng dụng cao để làm tấm topping bảo vệ đệm. Bạn có thể tham khảo tại trang web của Elambo.
Nội thất
Với tính năng chống vết bẩn ấn tượng thì vải Polyester được sử dụng làm đệm cho ghế, sofa và gối. Ngoài ra, chất liệu này cũng được sử dụng rộng rãi để làm rèm cửa, thảm trải sàn, thảm chân..
Các ứng dụng khác
Với loại sợi Polyester PET, chúng được ứng dụng để làm khăn tắm, khăn mặt và khăn bếp. Các ứng dụng công nghiệp khác như màn hình LCD, tàu thuyền, vải dầu, chai lọ, túi xách, balo, chỉ …
Hướng dẫn sử dụng và bảo quản vải Polyester
Hướng dẫn sử dụng
Làm thế nào để giặt các loại vải Polyester?
Chuẩn bị vải Polyester trước khi giặt
- Đọc các thông tin chăm sóc trên nhãn mác hoặc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo được chất lượng vải tốt hơn.
- Đối với những đồ vật ghi ‘’ Chỉ giặt khô ‘’ thì nên mang đến tiệm giặt khô chuyên nghiệp thay vì giặt ở nhà.
- Đối với các nhãn mác ‘’ Giặt khô ‘’ thì bạn hoàn toàn có thể tự giặt được an toàn bằng tay.
Lộn quần áo trừ trong ra ngoài trước khi mang đi giặt: Một loại vải Polyester có thể dễ dàng bị mắc vào móc khoá, cúc áo..từ các vật dụng khác, vì vậy để tránh vết rách hoặc hư hỏng, bên nên lật ngược từ trong ra ngoài trước khi cho vào máy giặt.
Ngâm vải Polyester trắng qua đêm
- Ngâm quần áo trắng qua đêm trong hỗn hợp khoảng 3,8L nước ấm và ½ chất tẩy rửa, điều này sx giúp loại bỏ bụi bẩn và vết ố trên vải trắng trước khi giặt.
- Nếu có ít thời gian, bạn có thể ngâm 1-2 tiếng.
- Cân nhắc về thuốc tẩy màu nếu như vải Polyester của bạn không quá bẩn.
- Tránh sử dụng chất tẩy trắng khi giặt các món đồ polyester màu trắng.
Giặt vải polyester
Chọn chế độ giặt cố định dành cho vải polyester: Nhiều chuyên gia khuyên bạn nên chọn đúng chế độ giặt của polyester trên máy.
Sử dụng nước ấm khi giặt vải polyester:
- Đồ polyester sẽ được làm sạch tốt hơn bằng nước ấm. Nước ấm tạo ra sự cân bằng tốt nhất để làm sạch,bảo vệ và làm tăng tuổi thọ vải polyester của bạn. Nước lạnh có thể không tẩy vết bẩn một cách hiệu quả, đặc biệt là vết bẩn gốc dầu.
- Nước ấm giúp giữ nguyên hình dạng và kích thước đồ polyester của bạn.
Chọn chất tẩy rửa tiêu chuẩn không quá thô trên vải polyester:
- Hầu hết các chất tẩy rửa tiêu chuẩn sẽ hoạt động tốt trên các loại vải polyester
- Bạn nên tránh chọn chất tẩy rửa không đủ tiêu chuẩn hoặc chất tẩy rửa quá mạnh dành cho các vết bẩn nặng, điều này có thể làm phai màu vải hoặc gây hại cho chất lượng vải.
Đổ 1 ít nước xả vải vào để giảm ảnh hưởng của tĩnh điện:
Polyester dễ bị bám tĩnh điện nếu không có chất làm mềm vải. Sự bãm tĩnh xảy ra khi ánh sáng và các vật thể nhỏ bám vào các vật thể lớn hơn. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những mảnh xơ vải trắng nhỏ bám trên đồ polyester của bạn nếu bạn giặt chung với các đồ khác
Giặt tay đồ polyester để bảo vệ chất lượng:
- Giặt tay vải polyester sẽ là cách an toàn và chắc chắn để duy trì chất lượng, tuy nhiên việc này tốn khá nhiều thời gian đối với những người bận rộn.
- Khi giặt tay, bạn không nên vội vàng và nhẹ nhàng hơn với vải.
Làm thế nào để làm khô vải Polyester?
- Làm khô bằng máy sấy: Đặt máy sấy ở nhiệt độ thấp và phù hợp để tránh việc chảy hoặc co lại của vải.
- Phơi khô ngoài trời: Treo các loại vải polyester dưới bóng râm, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Làm thể nào để là ủi vải Polyester?
Mặc dù vải polyester có tính chất không nhăn nhưng khi cần là ủi, hãy sử dụng nhiệt độ thấp,nhiệt độ cao có thể làm vải nóng chảy.
Hướng dẫn bảo quản
- Khi cất giữ đồ polyester, hãy treo hoặc gấp tuỳ theo nhu cầu của bạn.
- Bảo quản vải polyester bằng các túi hoặc hộp lưu trữ để tránh bọ.
Vải Polyester bao nhiêu tiền?
Với chất liệu 100% là polyester thì bạn chỉ cần 20.000-30.0000 VNĐ là sở hữu được 1m vải polyester khổ lớn.
Cách nhận biết vải Polyester
Để nhận biết được thành phần chính xác thì cần máy móc chuyên dụng, sau đây Elambo sẽ hướng dẫn các cách nhận biết thủ công bằng các giác quan
Đốt cháy mẫu vải polyester
Đây là phương pháp dễ nhận biết nhất, polyester khi cháy sẽ để lại một lớp cặn cứng màu đen, vải co lại không cháy được hết, khói đen và có mùi hắc.
Sử dụng nước để nhận biết
Đổ nước lên bề mặt vải, tính chất của polyester là không thấm nước, cách này có thể dễ dàng dùng mắt để nhận biết.
Quan sát bề mặt vải
- Nếu chỉ quan sát thông thường thì nhiều lúc bạn cũng sẽ rất nhó phân biệt vì có rất nhiều loại polyester.
- Bạn cần dùng tay vò mẫu vải, polyester vốn không nhăn nên lúc này bạn có thể tự tin hơn để nhận biết bằng mắt.
Sử dụng dầu
Polyester không thấm nước nhưng lại hút dầu, cách này cũng rất dễ dàng cho bạn nhận ra.
Một số câu hỏi về chất liệu Polyester
Chất liệu vải Polyester có nóng không?
Có, vì tính chất của polyester là không thấm hút mồ hôi nên sử dụng vào mùa hè sẽ gây bức bí và nóng. Chất liệu vải này thường được ứng dụng cao trong việc giữ nhiệt.
100% Polyester là gì?
100% polyester là loại vải không pha trộn với bất kì một sợi nào khác. Ưu điểm của loại vải này là rất bền, dễ chăm sóc, chống ố, chống co giãn.
Vải Polyester có thấm nước không?
Không. Vải polyester không thấm nước, nhưng lại hút dầu mỡ.
Vải Polyester có thể tái chế không?
Có. Với loại vải 100% polyester có thể tái chế lại. Nhưng đối với vải polyester pha với các sợi khác thì quá trình tái chế tốn rất nhiều chi phí để thực hiện.
Vải Polyester ảnh hưởng đến môi trường không?
Có. Vải polyester thường có tác động tiêu cực đến môi trường, thường mất tầm 200 năm để vải polyester phân huỷ khỏi tự nhiên.
Kết luận
Sau khi đã đọc một số kiến thức tới polyester chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà chất liệu này mang lại nhưng cũng không ít ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Một đồ vật bằng polyester mất 200 năm để thực sự phân huỷ, vậy mỗi chúng ta hãy góp phần sử dụng polyester khi thực sự cần thiết, và tối giảm lại khi có vật liệu tự nhiên khác có thể thay thế nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ ELAMBO
- Văn phòng đại diện: 97 Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
- Hotline: 1900 88 66 43
- Email: elambovietnam2017@gmail.com
- Website: https://elambo.vn/
Xem thêm: