Vải Modal là vải gì? Vải Modal có thích hợp dùng vào mùa hè không?

Đóng góp bởi: Elambo VN 732 lượt xem Đăng ngày 30/08/2023
5/5 - (1 bình chọn)

Modal là một loại vải rất quen thuộc, có thể bạn đang sở hữu một bộ quần áo hoặc bộ chăn ga gối được sản xuất từ loại vải này mà bạn không biết. Vậy vải Modal này có các đặc tính nổi trội gì thì cùng Elambo tìm hiểu nhé.

Vải Modal là vải gì?

Vải Modal là sợi xenlulo từ bột gỗ, và được làm từ các mảnh gỗ nguyên chất của cây sồi. Mặc dù chất liệu này có nguồn gốc từ thực vât nhưng trong quá trình sản xuất có dùng tới các hoá chất như natri hydroxit và carbon disulfate nên Modal được phân loại là vải bán tổng hợp. Modal là một nhãn hiệu đã được đăng kí độc quyền bởi công ty Lenzing AG, nó là một loại vải rayon khác được sản xuất ở phiên bản cao hơn.

Khi rayon (viscose) được kéo dài hơn được tạo ra sắp xếp các phân tử dọc theo các sợi. Có hai dạng: Polunosics và High wet Modulus (HWM) HWM là một loại rayon mô-đun ướt cao là một phiên bản sửa đổi của vicose mạnh hơn khi ướt, được làm bóng như bông và HWM còn được gọi là Polunosics. Sợi Polunosics ổn định về mặt kích thước và không bị co lại hoặc kéo ra khỏi hình dạng khi bị ướt nhiều như sợi rayon. Vì vậy, chúng có khả năng chống mài mòn và chắc chắn trong khi vẫn duy trì cảm giác mềm mại, mượt mà và được gọi bằng tên thương mại là Modal.

Hiện nay Modal được coi là một giải pháp thay thế mà vẫn thân thiện với môi trường thay Cotton vì quá trình chăm sóc cây sồi dễ dàng, không cần nhiều nước. Trong quá trình sản xuất ra sợi Modal cũng chỉ cần sử dụng ít nước hơn sản xuất sợi Cotton khoảng 10-20 lần.

Vải Modal
Vải Modal

>>> Vỏ Gối, Vỏ Gối Ôm Đẹp, Cao Cấp Chính Hãng Giá Rẻ 2023 Hotline: 1900 88 66 43 (phím 1) mua hàng

Lịch sử ra đời và phát triển của vải Modal

Modal được phát triển sản xuất đầu tiên là ở Nhật Bản vào năm 1951, và loại vải này nổi lên và phổ biến cách đây hơn 50 năm và kể từ đó, sự phổ biến của nó vẫn không hề giảm. Modal lần đầu tiên được phát triển bởi công ty Lenzing AG có trụ sở tại Áo, công ty này đã đăng kí nhãn hiệu cho tên vải, nưng hiện nay nhiều nhà sản xuất cũng tạo ra phiên bản riêng của họ. Ban đầu nó được nhập khẩu từ các quốc gia như Slovakia, Đức, Hungary và Công hoà Séc, nhưng bây giờ đối với thị trường Ấn Độ được phục vụ bởi công ty Lenzing liên kết với Rajasthan Textile Mills.

Tính chất của vải Modal

Tính chất vật lý

  • Độ thoáng của vải: Tốt, cực kì thoáng khí
  • Khả năng hút ẩm: Cao
  • Khả năng giữ nhiệt: Thấp
  • Khả năng co giãn: Cao
  • Khả năng dễ bị vón cục, sủi bọt bông: Thấp

Tính chất hoá học

  • Ảnh hưởng của axit: Bị ảnh hưởng bởi các loại axit mạnh. Thuốc tẩy có thành phần oxy có thể làm yếu sợi vải, vì vậy cần tránh sử dụng hoặc dùng loại có nồng độ thấp khi có vết bẩn khó xử lý.
  • Ảnh hưởng của nhiệt: Bị ảnh hưởng khi nhiệt độ quá cao. Những loại sản phẩm từ Modal nếu bị tiếp xúc trực tiếp quá lâu với ánh nắng hoặc bàn ủi sẽ dễ bị ố vàng thậm chí là dễ cháy. Bạn hãy đảm bảo lấy đồ từ máy sấy ra lập tức hoặc khi còn hơi ẩm để tránh bị nhăn vải.

Quy trình sản xuất vải Modal

  • Bước 1: Cây sồi khi đã đủ điều kiện thu hoạch thì được băm nhỏ và cenlulose được chiết xuất từ bột giấy
  • Bước 2: Các cenlulose được tạo thành từ các tấm và ngâm trong hoá chất natri hydroxit
  • Bước 3: Lúc này các tấm được bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ hơn, tiếp tục được ngâm trong cacbon disulfate, hình thành ra Xanthat natri cenluloza
  • Bước 4: Xathan cenluloza lại được ngâm trong natri hydroxit, dung dịch lỏng này được đưa qua một máy quay có hàng loạt những lỗ giúp tạo sợi.
  • Bước 5: Các sợi được ngâm trong axit sulfuric để tạo thành sợi.
  • Bước 6: Các sợi lúc này qua xử lý giặt, tẩy trắng, sấy khô rồi được đưa vào các ống cuộn và đem đi dệt để tạo thành vải.

Vải Modal được sản xuất ở đâu?

Nhà sản xuất chính của vải Modal trên toàn thế giới là công ty Lenzing AG có trụ sở tại châu Âu, nhưng nó có các nhà máy trên toàn thế giới và một số nhà máy lớn nhất thì nằm ở Trung Quốc. Nhiều công ty khác cũng sản xuất loại vải này nhưng được gọi là Rayon vì Modal là tên độc quyền của Lenzing AG. Các quốc gia khác nơi loại vải này được sản xuất bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Đức, Áo và vương quốc Anh.

Đánh giá ưu nhược điểm của vải Modal

Ưu điểm

  • Thấm hút tốt: Vải Modal hấp thụ nước và các chất lỏng dễ dàng, khả năng thấm hút nước của loại chất liệu này hơn 50% so với Cotton. Với đặc tính này nên vải Modal rất phù hợp trong may mặc quần áo cũng như các loại chăn ga gối.
  • Độ bền cao: Modal có độ bền cao vì chúng là những sợi dài và được dệt chặt chẽ nên được sử dụng vào đồ may mặc hoặc gia dụng sử dụng thường xuyên.
  • Ít nhăn, mát: Vải Modal sau khi giặt xong độ nhăn và nhàu cực kì ít, bạn chỉ cần phơi đúng cách lên giá treo. Modal chống lại các vết nhăn và sẽ luôn mềm mại với thời gian ủi tối thiểu.
  • Mềm mại, thoáng khí: Modal rất mềm khi chạm vào, nhẹ nhàng trên da. Sợi modal có thể được pha trộn với các loại sợi khác để cải thiện đáng kể độ mềm mại và thoải mái của vải, thường được sử dụng cho ga trải giường, đồ ngủ, đồ lót..
  • Co giãn tốt: Tính linh hoạt của Modal làm cho nó trở nên lý tưởng cho các mặt hàng như áo phông và quần áo thể thao. Ngoài ra, loại vải này ít co rút khi giặt, tỷ lệ co rút tầm khoảng +/-3cm.

Nhược điểm

  • Không giữ nhiệt: Vải Modal giữ nhiệt không được tốt lắm nếu vào thời tiết quá lạnh. Đối với một bộ chăn ga gối thì các nhà sản xuất thường chần thêm bông để sản phẩm bền hơn và cải thiện được nhược điểm này của vải. Còn đối với các sản phẩm như quần áo mặc thường xuyên thì thích hợp hơn vào mùa hè hoặc hè thu.
  • Có xu hướng chuyển sang vàng khi tiếp xúc với nhiệt quá nóng: Khi là ủi sản phẩm bạn lưu ý không để nhiệt độ quá nóng vì Modal là loại vải bán tổng hợp nguyên liệu chính từ gỗ nên dễ cháy hoặc dễ ngả vàng khi quá nhiều lần tiếp xúc với nhiệt quá nóng.
  • Giá thành khá cao: Gía thành của sản phẩm Modal khá cao vì các đặc tính thoáng khí, cực kì mềm mịn, nhẹ, mát nên thường các thương hiệu uy tín sẽ thường sử dụng chất liệu này vào các sản phẩm của họ.

Các loại vải Modal trên thị trường hiện nay

Trên thị trường có khá nhiều loại vải Modal và mỗi sự kết hợp với các loại sợi khác sẽ đưa ra các loại vải Modal khác nhau. Elambo sẽ đưa ra một số chất liệu hiện tại phổ biến tại thị trường Việt Nam cho các bạn tham khảo.

Vải Cotton Modal

Là sự pha trộn giữa sợi Modal và sợi Cotton, sự kết hợp này đưa tới mức giá thành hợp lý hơn khi đến tay người tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất, dựa vào công năng và thành phẩm đầu ra mà tỷ lệ pha trộn Cotton/Modal sẽ khác nhau, phổ biến thường là 20/80, 30/70.. Dự kết hợp giữa đặc tính thấm hút, rất mịn màng, nhẹ của Modal sẽ làm mềm vải Cotton hơn mà vẫn bền bỉ và mức giá thành thấp hơn 100% Modal.

Vải Modal Spandex

Là sự kết hợp giữa sợi Modal và sợi Spandex với tỷ lệ phần trăm thông thường là 93-97% Modal và 1-7% Spandex tuỳ theo công năng sử dụng. Loại vải này có sự thoáng khí, thấm hút mồ hôi, mềm mại của Modal và sự co giãn tuyệt vời của vải Spandex. Modal Spandex là loại vải được sử dụng để sản xuất đồ lót, đồ thể thao, đồ tập Yoga..

Vải Modal 100%

Vải Modal 100% thì thành phần chính của chúng hoàn toàn là sợi Modal, vải dệt từ 100% Modal rất mềm mịn, bóng như lụa. Vải Modal 100% thường là được nhuộm và có màu sắc sáng và nhìn đầy đặn, sắc nét. Loại vải này có khả năng hút ẩm tốt và bền màu tuyệt vời. Khi so với Cotton 100% thì sản phẩm từ Modal sẽ làm người dùng thấy thoải mái hơn, đồng thời không dễ bị ố vàng. Sau khoảng tầm 25 lần giặt, Cotton 100% có xu hướng cứng hơn thì vải Modal lại mềm mịn hơn.

Các nhận biết vải Modal như thế nào?

Để biết được chính xác thành phần vải thì sẽ cần đến các máy móc chuyên dụng, sau đây Elambo sẽ hướng dẫn các bạn những cách nhận biết thông thường qua các giác quan ạ.

  • Quan sát và chạm vào chất liệu vải: Dựa vào các đặc tính của Modal, khi quan sát vải bạn sẽ thấy có một độ bóng nhất định và hơi chảy như lụa. Để khẳng định rõ hơn hãy chạm vào vải và cảm nhận, Modal có 1 sự nổi trội là cực mềm mịn và nhẹ.
  • Đổ nước lên bề mặt vải và quan sát: Nước sẽ thấm hút cực kì nhanh vào bề mặt vải
  • Đốt thử một miếng vải nhỏ: Vải Modal sẽ cháy khá nhanh, có mùi thơm, khi cháy hết tro mịn và dễ tan khi chạm vào.

Ứng dụng của vải Modal trong cuộc sống

Chăn ga gối

Cotton Modal không còn là một chất liệu xa lạ trong sản xuất chăn ga gối, vì giá thành vải cao nên một bộ sản phẩm với chất liệu này giá thành tầm từ 3 triệu – 4 triệu VNĐ. Tại Elambo, các sản phẩm chăn ga gối chất lượng với chất liệu cao cấp Cotton Modal cùng với mẫu mã Hàn Quốc được thiết kế rất tinh tế, kết hợp hài hoà về màu sắc. Ngoài ra, Elambo cũng có rất nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn giảm tới 50% cho các sản phẩm Cotton Modal, cùng tham khảo một số mẫu sau từ Elambo ạ.

Vải Cotton Modal trong ứng dụng chăn ga gối Elambo
Vải Cotton Modal trong ứng dụng chăn ga gối Elambo

Nghành công nghiệp may mặc

Modal cũng được ứng dụng phổ biến trong nghành công nghiệp may mặc như quần áo, đồ thể thao tất, đồ lót… Thông thường các brand uy tín sẽ thường xuyên dùng chất liệu này trong sản phẩm của họ để mang lại trải nghiệm tốt về chất lượng cho khách hàng.

Vải Modal kết hợp Spandex trong ứng dụng đồ tập Yoga
Vải Modal kết hợp Spandex trong ứng dụng đồ tập Yoga

Các sử dụng và bảo quản vải Modal đúng cách

  • Nước giặt đầu tiên không giặt sản phẩm với nước giặt, chỉ giặt với nước không và nước xả vải. Từ nước giặt thứ hai anh/chị giặt với nước giặt bình thường.
  • Giặt máy ở chế độ giặt chăn ga hoặc chế độ giặt nhẹ, không sấy nóng sản phẩm. Không ngâm sản phẩm quá 10 phút, không giặt với nước tẩy rửa mạnh, không đổ trực tiếp nước giặt vào sản phẩm.
  • Khuyến cáo khách hàng không giặt chung sản phẩm với quần áo và các sản phẩm khác. Không phơi sản phẩm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Vải Modal giá bao nhiêu tiền?

Vải Modal thường đắt hơn vải cotton và gần ngang bằng giá tiền vải Tencel, khoảng tầm 150.000-200.000 VNĐ dành cho vải khổ 170cm. Các bạn có thể mua vải Modal bằng nhiều cách khi đến các chợ vải lớn, hoặc ở các cửa hàng chuyên nhập khẩu vải kiện từ Hàn Quốc.. Hãy lưu ý chọn các cửa hàng chất lượng để mua những sản phẩm có nguồn gốc tốt nhé ạ.

Một số câu hỏi về vải Modal

Sự khác nhau của vải Modal với vải Viscose là gì?

Như Elambo đã giới thiệu ở về vải Modal ở đầu bài thì Modal là một ‘’ rayon mô đun ướt cao ‘’ có nghĩa là nó là một loại rayon mạnh hơn khi ướt và không bị mất hình dạng ban đầu và điều này thì không có ở vải Vicose.

Quy trình sản xuất Modal và Vicose giống hệt nhau nhưng Modal là một loại sợi được nâng cấp ở phiên bản cao hơn nên sẽ trải qua nhiều quá trình xử lý hơn để cho sợi chắc và nhẹ cũng như thoáng khí hơn. Modal thân thiện với môi trường hơn Vicose vì nồng độ Natri hydroxit thấp hơn để sản xuất nó.

Sự khác nhau giữa Modal và Lyocell (còn gọi là Tencel) là gì?

Modal cũng rất giống với Lyocell, là một dạng Rayon hoàn toàn hữu cơ, cả hai đều là những loại vải sang trọng, mềm mịn.
Lyocell (Tencel) thậm chí còn thân thiện hơn với môi trường vì loại vải này được sử dụng dung dịch hữu cơ thay cho Natri hydroxit được sử dụng trong sản xuất Modal.

Vải Modal có bị co lại không?

So với vải Cotton và Len thì vải Modal ít bị co hơn tầm 50%. Đây cũng là lý do Modal thường được kết hợp với với Cotton để sản xuất các loại áo lót, chăn ga gối. Đối với sản phẩm làm bằng 100% Cotton sẽ bị co lại tầm 6-7 cm sau khi giặt thì khi có sự kết hợp của Modal sẽ cải thiện được độ co tầm từ 1-3 cm và không hề làm sai lệch kích thước nhiều.

Vải Modal giữ hình dạng tốt và không dễ bị rách, bề mặt vải vẫn rất đẹp sau khi giặt và sử dụng nhiều lần, và nó là một chất liẹu phổ biến cho các sản phẩm được sử dụng thường xuyên và hàng ngày như khăn mặt, khăn lau, quần áo lót, chăn ga gối..

Vải Modal ảnh hưởng tới môi trường không?

Việc sản xuất vải modal dù nguyên vật liệu đến từ thực vật nhưng được tác động thêm bởi các dung môi dưới sự tác động của con người nên nó khá phụ thuộc vào việc công ty nào là người sản xuất ra nó. Modal tiêu chuẩn được sản xuất tại Trung Quốc, Indonesia và Pakistan không có nghĩa là bền vững hay thân thiện với môi trường. Trong quá trình sản xuất, các công ty phải đảm bảo việc bảo hộ lao động cho công nhân bởi vì các hoá chất này khá khắc nghiệt và có ảnh hưởng đến hệ sinh thái nếu không có hướng xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn.

Như Elambo đã đề cập phía trên, công ty Lenzing là nhà sản xuất chính của vải Modal, chỉ sử dụng cây từ khu rừng được khai thác bền vững (do PEFC chứng nhận) và sử dụng phương pháp tẩy trắng thân thiện với môi trường. Ngoài ra, Lenzing không sản xuất vải may sẵn, họ chỉ sản xuất sợi và bán chúng cho các công ty biến thành vải, vì vậy chúng ta sẽ phải hoàn toàn tin vào thương hiệu công ty có nguồn gốc.

Kết luận

Elambo hi vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin từ A – Z về vải modal cho các bạn, nếu cần thêm thông tin gì hãy thả ngay bình luận bên dưới để Elambo được giải đáp cho các bạn nhé.


THÔNG TIN LIÊN HỆ ELAMBO

  • Văn phòng đại diện: 97 Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
  • Hotline: 1900 88 66 43
  • Email: elambovietnam2017@gmail.com
  • Website: https://elambo.vn/

Xem thêm: Các loại vải

.
.
.
.