Nội dung chính
Hiện nay, vải phi lụa là chất liệu vô cùng phổ biến đối với mọi người. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lầm tưởng về khả năng làm mát của chất liệu này vì khi sờ vào có thể cảm nhận được độ lạnh của vải. Vậy vải phi lụa là gì, có khả năng làm mát thật sự không? Hãy cùng Elambo giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Vải phi lụa là gì?
Vải phi lụa là loại vải có nguồn gốc từ thiên nhiên. làm bằng lụa các sợi tơ được dệt thành những sợi tơ thông qua một quá trình đan lát. Do nguồn gốc tự nhiên vải phi lụa vì thế kém bền và mềm dẻo, tuy nhiên chất liệu có những đường vân cầu vồng tự nhiên tạo cảm giác sang trọng, ấn tượng cho người sử dụng.
Ngoài ra, còn có loại vải cũng tương tự như vải phi lụa, đó chính là vải phi bóng. Vải này được dệt thêm những sợi poly, sợi viscose nên có khả năng giữ màu tốt, khó bị phai màu. Vải phi bóng còn được dệt theo từng lớp, có nhiều sợi ngang song song và giúp bề mặt vải láng bóng. Khi có ánh sáng chiếu vào, vải này tạo thành những màu sắc khác nhau.
>>> Vỏ Áo Gối, Vỏ Gối Ôm Đẹp, Cao Cấp Chính Hãng Giá Rẻ 2023 Hotline: 1900 88 66 43 (phím 1) mua hàng
Quy trình sản xuất vải phi lụa
Bước 1: Tiến hành nuôi tằm
Nhộng tằm phát triển tốt trong điều kiện thời tiết mát mẻ nên cần nuôi tằm vào mùa xuân hoặc mùa thu. Vòng đời của con tằm từ khi nở đến nhả tơ là 23-25 ngày, trải qua 4 lần lột xác. Tùy vào độ tuổi của tằm, người nuôi sẽ cung cấp các loại thức ăn phù hợp. Tằm đang nhỏ thì sẽ cho ăn lá non còn tằm lớn ăn lá cứng. Sau khi phát triển tối đa thì bò đến nơi thích hợp để nhả tơ, tạo kén.
Bước 2: Nhả tơ kén
Những hộ trồng dâu, nuôi tằm thường sử dụng chiếc né làm từ thân cây đay rồi tạo thành 5 lớp, với những ô chữ nhật thông thoáng giúp tằm nhả kén.
Đầu tiên, tằm nhả tơ để tạo vỏ bọc thô bên ngoài giúp định hình tổ kén và nằm trong kén, chuyển động theo hình số 8 khoảng 3000 lần để nhả tơ và tạo thành sợi tơ dài gần 1000km quấn quanh kén.
Tơ tằm được tiết ra từ tuyến nước bọt của chúng, là loại sợi protein dạng lỏng, trong suốt, nhớt và đông cứng khi gặp không khí tạo thành sợi tơ. Sau khi nhả hết tơ, con tằm sẽ nằm trong kén và hóa thành con nhộng.
Bước 3: Ươm tơ
Từ khi bắt tằm chín lên né tầm 7 ngày thì bắt đầu ươm tơ, trong 5 ngày phải ươm hết kén đã đóng. Nếu chậm thì tằm sẽ biến thành con ngài, làm sợi tơ bị cắn đứt và không ươm tơ được nữa.
Đầu tiên, phải thả kén vào nước sôi và đảo kén để làm lớp keo tan ra một phần, lớp áo kén ngoài bong ra thì sẽ tìm được mối tơ gốc để rút sợi tơ.
Sau đó, người thợ ươm tơ kéo rút từ 10 cái kén chập lại thành 1 sợi chỉ tơ, tùy theo loại tơ mà người ta phân loại thành tơ nón, tơ nái, tơ đuối và tơ gốc. Sợi chỉ tơ quấn vào những con suốt giống lõi ống chỉ xếp thẳng đứng thành hàng ngang rồi cho chạy vào những guồng tơ tròn bằng gỗ bắt ngang trên nước sôi để cuộn thành các vỏ tơ sống và đem phơi nắng.
Bước 4: Dệt lụa
Từ sợi tơ tằm, cách xoắn sợi tơ mà sẽ có chất lượng tơ khác nhau cũng như tùy vào số lượng sợi xe mà vải lụa sẽ điều chỉnh được độ dày mỏng. Từ đó, sẽ tạo nên nhiều loại vải phong phú với đủ độ mỏng, trong, bóng hay mềm cứng, óng ánh. Kiểu dệt cổ truyền của Việt Nam là phối hợp pha trộn các sợi dọc và ngang để tạo thành mặt hàng khác nhau.
Bước 5: Nhuộm màu
Đây là bước cuối tạo nên tính thẩm mỹ cho các loại vải lụa. Vì vải lụa nguyên bản có màu trắng ngà của tơ nên việc muốn có nhiều màu sắc khác nhau thì bạn cần nhuộm màu. Trước khi ngâm thuốc nhuộm, lụa sẽ ngâm trong nước nóng để làm truột tơ, loại bỏ được lớp keo bám trên bề mặt.
Những đặc điểm của vải phi lụa
Vào mùa đông, người ta thường mặc trang phục may từ vải phi lụa vì khả năng giữ ấm của chất liệu này cực tốt. Đặc biệt, vải còn có đặc tính bền màu, giữ màu quần áo lâu hơn so với các loại vải khác.
Hiện nay, hai loại phi lụa được sử dụng nhiều là vải phi lụa tơ tằm 100% và vải phi lụa tơ tằm pha poly, nylon,… Tùy vào chất lượng vải sẽ có giá bán khác nhau và từng cửa hàng khác nhau sẽ có sự chênh lệch nhất định.
Một số đặc điểm của vải phi lụa
- Khi ánh nắng chiếu vào sẽ có độ óng ánh tự nhiên bắt mắt, gây ấn tượng cho người xung quanh.
- Độ mềm mịn cao hơn các loại vải nhân tạo .
- Độ thẩm mỹ cao, mang đến vẻ sang trọng cho người mặc .
- Phù hợp vào ngày se lạnh nhờ tính chất không tích điện và giữ ẩm cho cơ thể tốt.
- Chủ yếu dùng để may trang phục như áo cưới, áo dài, những trang phục sử dụng trong các dịp cầu kỳ, trang trọng.
Phân loại vải phi lụa
Lụa tơ tằm
Đây là loại vải cao cấp dệt từ tơ tằm với chất vải mềm mịn. Toàn bộ quá trình sản xuất bằng phương pháp thủ công, kỹ thuật tinh xảo nên sẽ đem đến những thước lụa cao cấp. Loại vải này được đánh giá là có độ mỏng mịn, độ bền cao nên thời xưa thường được vua chúa chọn làm trang phục.
Đặc biệt, màu sắc của vải lụa tơ tằm khá đơn giản vì lấy từ các nguyên liệu thiên nhiên và không bị pha tạp chất hóa học.
Lụa satin
Lụa satin được áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn, các sợi tơ đan xen nhau tạo sự chắc chắn tuyệt đối cho người sử dụng. Lụa satin được ứng dụng cao trong thời trang nhờ tính thoáng mát, dễ chịu và mềm mịn. Tuy nhiên chất vải này khá dễ rách, nên cẩn trọng trong quá trình sử dụng.
Lụa cotton
Nhờ đặc tính ít nhăn từ chất cotton và sự mềm mịn, thoáng mát và sang trọng từ lụa nên được sử dụng trong nhiều loại trang phục, phù hợp với nhiều kiểu thời tiết trong năm.
Liên hệ hotline: 1900.88.66.43 đặt mua ngay bộ chăn ga gối cao cấp để nhận khuyến mại hấp dẫn từ Elambo
Lụa twill
Lụa twill đem đến cảm giác thoải mái cho người mặc nhờ đặc tính thấm hút mồ hôi, không lo nóng nực và khó chịu. Chất liệu này dễ là ủi, phù hợp với những ai bận rộn không có quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, chất vải này dễ bị ố sau khi thấm mồ hôi nếu trang phục là màu trắng.
Vải lụa gấm
Đây được xem là chất vải đắt tiền nhất vì được dung hòa từ 2 chất vải cao cấp nhất, sử dụng trong các đầm dạ hội, trang phục đi tiệc sang trọng và tôn lên vẻ đẳng cấp cho người sử dụng.
Xem thêm:
Ứng dụng của vải phi lụa
Đây là chất liệu tạo nên sự sang trọng, giúp sản phẩm giữ được độ bền lâu nên thường được ứng dụng nhiều trong trang trí, nội thất, may mặc. Bên cạnh đó, loại vải này còn thường được dùng để làm vải trang trí cho phông màn, khăn bàn hoặc khăn trải bàn thờ gia tiên, drap lụa…
Chất vải phi lụa nóng hay mát?
Khi mặc lên người vải phi lụa sẽ giúp cho bạn trở nên sang trọng, quý phái hơn nhờ các đặc tính do loại vải này mang lại. Tuy nhiên, vải phi lụa không thấm nước và không hấp thụ được hết mồ hôi nên không thích hợp mặc vào mùa hè, nên bạn mặc vào sẽ cảm thấy nóng nực, bí bách.
Bên cạnh đó, vải phi lụa dễ hình thành các vết bẩn màu vàng do mồ hôi tạo ra. Điều này sẽ khiến cho bộ trang phục giảm đi sự thẩm mỹ nhất định.
Cách phân biệt vải phi lụa – vải lụa satin
Người mua rất dễ nhầm lẫn giữa vải phi bóng với vải lụa satin. Sau đây là một số mẹo phân biệt 2 chất liệu này:
Về chất vải
- Vải phi bóng được dệt từ sợi nhân tạo nên sẽ nặng hơn vải lụa satin được dệt từ sợi tơ tằm.
- Vải phi bóng khi mặc vào sẽ gây cảm giác nóng bức, khó chịu còn lụa satin đem đến cảm giác thoải mái, mát mẻ.
Về giá thành: Vải phi bóng có giá thành rẻ hơn vải lụa satin.
Về độ bền: Vải phi bóng có độ bền cao hơn, ít bị nhàu hơn vải lụa satin.
Trên đây là những thông tin cần biết về vải phi lụa, cách phân biệt và phân loại các loại vải phi lụa mà ELAMBO đã tổng hợp được. Hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích để lựa chọn cho mình một chất liệu phù hợp với bản thân mình.
THÔNG TIN LIÊN HỆ ELAMBO
- Văn phòng đại diện: 97 Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
- Hotline: 1900 88 66 43
- Email: elambovietnam2017@gmail.com
- Website: https://elambo.vn/
Xem thêm: