Vải không Dệt là gì? Phân loại, ưu nhược điểm vải không dệt

Đóng góp bởi: Elambo VN 360 lượt xem Đăng ngày 30/08/2023
ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Trên thị trường vải may mặc hiện nay, vải không dệt là chất liệu được các nhà sản xuất sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, đối với người tiêu dùng thì thông tin, kiến thức về chất liệu này khá ít nên khiến nhiều người còn phân vân mỗi khi lựa chọn sản phẩm làm từ vải không dệt. Để hiểu rõ vải không dệt là gì? Ưu điểm của vải không dệt? Các bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây.

vai khong det

Vải không dệt là gì?

Vải không dệt là loại vải được đặt tên theo quy trình sản xuất đặc biệt của chúng. Loại vải này không được tạo ra bằng phương pháp dệt thoi, dệt kim thông thường mà tổng hợp từ các hạt Polypropylene. Các hạt này sẽ được nung nóng chảy dưới nhiệt độ cao và kéo thành sợi.

Tùy vào mục đích mà nhà sản xuất có thể thêm một số thành phần khác cho phù hợp với sản phẩm. Những sợi tổng hợp này sẽ được đem đi đục màng, sử dụng dung môi hóa chất hoặc máy cơ khí nhiệt học giúp liên kết lại với nhau thành những tấm vải nhẹ, xốp.

vai khong det

>>> Vỏ Gối, Vỏ Gối Ôm Đẹp, Cao Cấp Chính Hãng Giá Rẻ 2023 Hotline: 1900 88 66 43 (phím 1) mua hàng

Nguồn gốc của vải không dệt

Theo một số nhà nghiên cứu, việc di chuyển liên tục trong thời gian dài trên sa mạc khiến người lữ hành gặp nhiều khó khăn. Để tránh làm tổn thương bàn chân, họ đã nghĩ ra cách dùng các búi len để đặt lên dép. Sau đó, nhờ áp lực bàn chân, độ ẩm và nhiệt độ không khí, búi len trở thành một chất liệu mềm, xốp hay còn được gọi là tiền thân của loại vải không dệt hiện nay. 

vai khong det

Tại châu Âu vào thế kỉ XIX, kỹ sư may Garnett xem là “cha đẻ” của loại vải không dệt khi ông phát hiện ra công dụng của chất xơ trong quá trình sản xuất. Khi đó, nước Anh là nước dẫn đầu trong ngành công nghiệp dệt may. Ông nhận thấy một lượng lớn chất xơ bị bỏ phí trong quá trình sản xuất nên ông đã chế tạo ra thiết bị để cắt xơ thừa thành sợi và dùng làm ruột gối. Một thời gian sau, ông đã phát triển phương pháp của mình bằng cách gắn chúng lại bằng keo dán. 

Tìm hiểu thêm:

Quy trình sản xuất chất liệu vải không dệt

Nguyên liệu sản xuất vải không dệt bao gồm xơ cho công nghiệp giấy, xơ cho công nghiệp dệt, filament là một dạng sợi poly cơ bản. Những nguyên liệu này được đưa vào sản xuất qua 4 bước để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. 

Bước 1: Tạo màng

Màng vải không dệt tạo ra bằng phương pháp ướt, khí, dùng máy chải để tạo màng và các phương pháp như SB, MB, kéo màng tốc độ cao,…

Bước 2: Xếp màng xơ 

Các sợi tổng hợp được xếp ngang, kéo dãn trên máy và được trộn, uốn thành các màng xơ. 

Bước 3: Liên kết các màng xơ 

Sau đó, các màng xơ được liên kết với nhau bằng cách xuyên kim, rối thủy lực, hóa học, dùng sóng siêu âm, cán lá,… Mỗi phương pháp sẽ mang lại cho sản phẩm đặc tính khác nhau, tùy mục đích sử dụng mà nhà sản xuất cân nhắc lựa chọn.

Bước 4: Xử lý hoàn tất

Vải không dệt được hoàn tất bằng tráng phủ và đốt lên bề mặt vải, sau đó in và dát mỏng theo yêu cầu người tiêu dùng.

vai khong det

Liên hệ hotline: 1900.88.66.43 đặt mua ngay bộ chăn ga gối Hàn Quốc cao cấp để nhận khuyến mại hấp dẫn từ Elambo

Ưu và nhược điểm của vải không dệt

Ưu điểm của vải không dệt

  • Độ bền cao, chịu lực tốt 

Trọng lượng của một chiếc túi vải không dệt từ 3-10 kg nên người dùng có thể linh hoạt trong mục đích và nhu cầu sử dụng.

  • Thân thiện với môi trường

Vải không dệt có khả năng tự phân hủy trong môi trường đất. Chính vì thế, chất liệu này không gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hay ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Trong 2 năm đầu, 60% trọng lượng sản phẩm được phân hủy và biến mất dần trong 5 – 7 năm nên các nhà môi trường đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng vải không dệt nhiều hơn nhờ vào đặc điểm nổi bật này.

vai khong det

  • Giá thành thấp

Vải không dệt có giá rẻ nên nhà sản xuất cũng giảm một phần chi phí trong quá trình tạo ra và đóng gói sản phẩm, mang đến cho người mua hàng một sản phẩm có giá thành hợp lý nhất.

  • Màu sắc đồng bộ

Nhà sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh màu sắc của vải không dệt phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Đây là tính năng ưu việt của loại vải này nên người tiêu dùng không cần lo lắng về vấn đề màu sắc của sản phẩm mà vẫn có thể thoải mái sử dụng, bảo quản trong thời gian dài.

  • In ấn dễ dàng

Vải không dệt cho phép thực hiện các phương pháp in ấn trên bề mặt với khả năng hiển thị rõ nét. Nhờ đó, vải không dệt trở nên phổ biến hơn trong ngành bán lẻ thế giới. Nhà sản xuất có thể in địa chỉ, logo lên bề mặt đồng thời cũng là phương tiện quảng cáo hiệu quả. 

Nhược điểm của vải không dệt

Vì vải không dệt có khả năng thấm hút tốt và phân hủy tốt trong môi trường tự nhiên nên độ bền của vải không cao, không thể bảo quản trong thời gian dài trong môi trường ẩm ướt. Vì vậy, người dùng cần cân nhắc mục đích sử dụng để lựa chọn được chất liệu phù hợp.

Ứng dụng của vải không dệt

vai khong det

  • Trong công nghiệp: Vải không dệt thường được dùng để ngăn côn trùng, sâu bọ và giữ ẩm giúp cây mầm mọc nhanh hơn. Vì sản phẩm có khối lượng nhỏ nên dễ dàng sử dụng hơn trong quá trình canh tác.
  • Trong y tế: Vải không dệt thường được sử dụng trong các trang phục như áo phẫu thuật, áo bảo hộ cho bác sĩ hay phổ biến hơn là khẩu trang chúng ta đang dùng hàng ngày.
  • Trong may mặc: Nhờ đặc tính dẻo dai và khả năng in ấn tốt nên túi vải không dệt thường được ưu ái trong lĩnh vực may. Túi vải không dệt sẽ được sử dụng như túi quà tặng, túi quảng cáo cho các công ty, sự kiện.
  • Lĩnh vực bảo hộ lao động: Vải không dệt là chất liệu chính làm nên các thiết bị bảo hộ lao động như quần áo, găng tay, mặt nạ chống khói bụi hoặc giày bảo hộ,…
  • Lĩnh vực hàng không: Vải không dệt được sử dụng để sản xuất đồ nội thất máy bay, đồ dùng 1 lần nhờ đặc điểm khó cháy, nhẹ và tiện dụng.

Chúng ta có thể thấy rằng vải không dệt đóng vai trò lớn trong đời sống hiện đại và đang dần trở thành xu thế. Hy vọng rằng bài viết của ELAMBO trên sẽ đem đến những thông tin bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn về vải không dệt.


THÔNG TIN LIÊN HỆ ELAMBO

    • Văn phòng đại diện: 97 Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
    • Hotline: 1900 88 66 43
    • Email: elambovietnam2017@gmail.com
    • Website: https://elambo.vn/

Xem thêm:Các loại vải 

.
.
.
.