Vải kaki là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải kaki

Đóng góp bởi: Elambo VN 490 lượt xem Đăng ngày 30/08/2023
ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Trong bài viết hôm nay, Elambo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu vải kaki, về nguồn gốc xuất xứ và quy trình sản xuất, cũng như ưu nhược điểm và ứng dụng của loại vải này trong đời sống hàng ngày.

vai kaki

Vải kaki là gì?

Vải kaki là một chất liệu được làm từ 100% cotton hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp, có điểm nổi bật là mang lại cảm giác thoáng khí và mát mẻ cho người mặc. Người ta thường kết hợp thêm một số chất liệu tổng hợp khác để làm tăng thêm những đặc tính cho vải, đồng thời cũng khắc phục được những nhược điểm của vải.

>>> Vỏ Gối, Vỏ Gối Ôm Đẹp, Cao Cấp Chính Hãng Giá Rẻ 2023 Hotline: 1900 88 66 43 (phím 1) mua hàng

Nguồn gốc và quá trình ra đời của vải kaki

Vải kaki lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ vào năm 1846. Đến năm 1848, vải kaki chính thức được sử dụng để may những bộ trang phục của lính Anh, sau đó tiếp tục được ứng dụng rộng rãi ở quân đội nhiều nơi như Hải Quân và Thủy quân lục ở Mỹ.

Thế chiến thứ II kết thúc cũng là thời điểm vải kaki trở nên phổ biến, đặc biệt là ở Mỹ. Quần áo làm từ vải kaki được xuất hiện mọi nơi với màu sắc và mẫu mã đa dạng, phù hợp với những độ tuổi, mọi giới tính cũng như mọi hoàn cảnh sống.

Ngày nay, vải kaki ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, với các sản phẩm có thể kể đến như: áo khoác, quần dài, đồng phục công sở, balo, đồ lao động,…

vai kaki

Quy trình sản xuất vải kaki

Quá trình sản xuất vải kaki gồm 4 bước cơ bản:

Bước 1: Thu hoạch bông

Sau khi thu hoạch bông người ta sẽ tiến thành chọn lựa và sơ chế và đóng thành những kiện bông rồi đưa vào giai đoạn tiếp theo.

Bước 2: Kéo sợi

Bông sau khi được sơ chế sẽ trải qua công đoạn đánh rối, tiệt trùng và tạo thành các tấm phẳng đều. Các sợi bông được kéo để làm tăng độ dài, độ mảnh và độ bền. Sau khi thu được những sợi bông hoàn chỉnh, người ta sẽ sử dụng hồ tinh bột, tinh bột biến tính và một số chất khác để bọc quanh sợi vải nhằm tăng độ bền và độ bóng cho vải.

Bước 3: Dệt vải

Dệt vải kaki bằng phương pháp kết hợp sợi dọc và sợi ngang, sau đó đưa vải vào nấu ở áp suất với nhiệt độ cao trong một dung dịch hóa học nhằm loại bỏ tạp chất. Sau công đoạn này, vải tiếp tục được làm bóng để sợi cotton nở hơn. Cuối cùng đem vải đi tẩy trắng nhằm đảm bảo cho quá trình nhuộm màu phía sau.

Bước 4: Nhuộm màu

Sau khi trải qua những công đoạn bên trên thì vải kaki trở nên dễ nhuộm hơn. Sau mỗi lần nhuộm, vải sẽ được mang đi giặt để tách các tạp chất còn sót lại và người ta sẽ sử dụng thêm một số hóa chất như: chất làm mềm, chất chống nhăn,…để làm tăng đặc tính cho vải. Vải kaki thành phẩm sẽ được đem đi tiêu thụ ngay hoặc được thiết kế, sản xuất để cho ra những sản phẩm khác nhau.

Các loại vải kaki phổ biến trên thị trường

Hiện tại trên thị trường có 5 loại vải kaki phổ biến:

Vải kaki thun

Loại vải kaki này dày nhưng mát vì nó chủ yếu được làm từ bông. Vải cũng được pha trộn với đàn hồi để tăng thêm tính linh hoạt, thích hợp để may quần áo tập thể dục nữ hoặc quần áo đi làm.

Liên hệ hotline: 1900.88.66.43 đặt mua ngay bộ chăn ga gối Hàn Quốc cao cấp để nhận khuyến mại hấp dẫn từ Elambo

vai kaki

Vải kaki không thun

Khác với vải kaki thun, vải kaki không thun có cấu trúc bền chắc, không co giãn. Loại vải này thích hợp để may những loại trang phục cho nam giới, đặc biệt là những mẫu quần tây tôn lên sự lịch sự và gọn gàng.

vai kaki

Kaki Polyester

Loại vải này có nguồn gốc từ sợi tổng hợp, có khả năng chống cháy và không co giãn khi giặt. Tuy nhiên vải này có độ hút ẩm kém, và chúng thường được dùng để may tạp dề, mũ nón, balo, áo khoác, bạt lều,…

vai kaki

Kaki cotton

Vải kaki cotton có thành phần chính từ cotton, với ưu điểm nổi bật chính là thoáng mát, dễ chịu, có độ bám nhất định giúp tôn lên được vóc dáng người mặc. Vải này thường được các chị em phụ nữ săn đón dùng để may những chiếc váy bó, váy body,…

vai kaki

>>>Xem thêm:

Ưu nhược điểm của vải kaki

Ưu điểm của vải kaki

  • Bền chắc, ít nhăn và không xù lông: vải kaki được đánh giá là một trong những loại vải bền nhất trên thị trường hiện nay, với cấu trúc vô cùng chắc chắn không lo xù lông, nhăn.
  • Thoáng mát, dễ chịu: vải kaki có khả năng thấm hút tốt và thoáng mát, không bó sát tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc.
  • Thân thiện với môi trường: Vải kaki được làm từ nguyên liệu thiên nhiên nên có khả năng phân hủy khi không sử dụng.
  • Dễ nhuộm màu: trong quá trình sản xuất, người ta thường thêm một số chất hóa học giúp quá trình nhuộm màu trở nên dễ dàng hơn. Do đó, màu sắc và mẫu mã của vải kaki rất đa dạng, phù hợp với thị hiếu của  người tiêu dùng.

Nhược điểm của vải kaki

  • Không phù hợp với những thiết kế quá cầu kỳ: do hầu hết các loại vải kaki khá cứng, có độ co giãn kém nên chúng không phù hợp để thiết kế những loại quần áo đòi hỏi sự chi tiết và cầu kỳ. Chính vì vậy, dù cho vải kaki có màu sắc và mẫu mã đa dạng song vẫn chỉ được ưa chuộng để may những trang phục đơn điệu.
  • Giá cả: vải kaki có chất liệu từ cotton thường có giá cả khá cao, tuy nhiên hiện nay các nhà sản xuất thường thêm một số chất liệu vải khác để hạ bớt giá thành sản phẩm.

Một vài lưu ý về thành phần của vải kaki

Nhờ vào thành phần của từng loại vải kaki, ta có thể nhận biết chúng qua những phương pháp sau:

  • Với 2 dạng chính: có thể dễ dàng nhận biết dựa vào độ dày của vải: vải mềm hơn là vải kaki thun, loại dày hơn là kaki không thun.
  • Với 2 dạng phụ: có thể dễ dàng nhận biết dựa vào độ dày của vải: vải mềm hơn là vải kaki thun, loại dày hơn là kaki không thun.

vai kaki

Ứng dụng của vải kaki

Vải kaki có mẫu mã đa dạng, độ dày mỏng khác nhau, độ co giãn phù hợp với nhiều dạng quần áo. Do đó chất liệu kaki được sử dụng phổ biến để may những bộ quần áo thường ngày, trang phục công sở, quần áo bảo hộ lao động, balo,…Các mẫu quần áo làm từ vải kaki không giới hạn về độ tuổi và giới tính, nên chất vải này rất được ưa chuộng.

vai kaki

Vệ sinh và bảo quản vải kaki đúng cách

  • Hạn chế sử dụng máy giặt để giặt các loại quần áo làm từ vải kaki tránh làm hỏng cấu trúc vải.
  • Trước khi giặt nên lộn quần áo sang mặt trái để đảm bảo giữ được chất lượng vải cũng như hạn chế sự bay màu.
  • Sử dụng chất tẩy rửa có độ pH thấp, ít bọt để tránh làm vải phai màu và loang lổ gây mất thẩm mỹ.
  • Nên phơi vải ở nơi thoáng mát có gió tự nhiên, tránh ánh nắng gắt từ mặt trời.
  • Bảo quản, cất vải ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh ẩm mốc.

Bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin về chất liệu vải kaki cũng như ưu nhược điểm và ứng dụng của nó trong đời sống. ELAMBO mong rằng bạn sẽ lựa chọn được những sản phẩm được làm từ chất liệu kaki phù hợp với những tiêu chí mà mình đặt ra.


THÔNG TIN LIÊN HỆ ELAMBO

    • Văn phòng đại diện: 97 Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
    • Hotline: 1900 88 66 43
    • Email: elambovietnam2017@gmail.com
    • Website: https://elambo.vn/

Xem thêm:Các loại vải

.
.
.
.