Nội dung chính
Jacquard là một trong những chất liệu vải được lựa chọn sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nhờ vào những tính năng nổi bật, chất liệu Jacquard mang đến một nguồn cảm hứng mới cho những nhà thiết kế. Vậy chất liệu Jacquard là gì? Có nguồn gốc xuất xứ từ đâu? Có nên lựa chọn chất liệu vải Jacquard hay không? Để giải đáp các thắc mắc trên, mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Elambo.
Đôi nét về chất liệu vải Jacquard
Jacquard là chất liệu vải được dệt hoa văn trực tiếp lên bề mặt, mà không qua bất kỳ một công nghệ in, ấn nào. Sở dĩ đặt tên là Jacquard, vì đây là chất liệu vải được dệt từ công nghệ Jacquard. Đặc trưng của Jacquard phần hoa văn ở mặt phải sẽ nổi rõ hơn so với mặt trái. Vải chất Jacquard có đặc điểm suôn thẳng, mang lại cảm giác mềm mại mỗi khi sờ vào.
Thời xưa, vải Jacquard chỉ có thể được dệt từ chất liệu tơ lụa. Tuy nhiên, ngày nay vải jacquard có thể được làm từ nhiều loại sợi khác nhau, bao gồm bông tự nhiên (cotton) hay polyester nhân tạo. Vải Jacquard được dệt bằng chất liệu Polyester sẽ có thêm đặc tính chống nước tốt. Điều tạo ra điểm chung giữa các loại vải Jacquard chính là phương pháp dệt thành chúng.
>>> Vỏ Gối, Vỏ Gối Ôm Đẹp, Cao Cấp Chính Hãng Giá Rẻ 2023 Hotline: 1900 88 66 43 (phím 1) mua hàng
Nguồn gốc xuất xứ của chất liệu vải Jacquard
Chất liệu vải Jacquard có nguồn gốc từ thành phố Byzantium (Hy Lạp), được sản xuất và phát triển vào thế kỷ thứ VI. Đây là thời kỳ thương mại giữa các quốc Châu Âu và Viễn Đông phát triển cực thịnh. Nhờ sự thông thương của con đường tơ lụa, chất liệu vải tơ tằm dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng tại Byzantium. Tại đây, các thợ thủ công bắt đầu dùng lụa để dệt thành vải damask, vải gấm,…có hoa văn tinh xảo, thường được làm thảm, rèm, trang phục cho hoàng gia.
Trong thời kỳ trung cổ, chất liệu vải gấm chỉ dành cho tầng lớp quý tộc, do có mức giá đắt đỏ bậc nhất, xa xỉ hơn đá quý và kim loại. Vải gấm sớm đã trở thành biểu tượng cho tầng lớp quý tộc, giàu có, quyền lực, được vua chúa ưa thích sử dụng.
Trong khoảng thế kỷ XV, người Ý bắt đầu tự xưng với danh xưng là nhà sản xuất vải gấm tốt nhất, với kỹ thuật dệt kỳ công, cho ra các sản phẩm chất lượng cùng nhiều họa tiết bắt mắt.
Trong chuỗi thời gian tiếp theo, vải gấm chủ yếu được dệt bằng khung hoa (khung dệt lớn). Khi dệt, yêu cầu 2 thợ dệt phải phối hợp nhịp nhàng với nhau, một người kéo hoa, một người dệt vải, hoa văn.
Quy trình trên mất rất nhiều thời gian, nên sản lượng sản xuất ra tương đối hạn chế, năng suất cho một thợ dệt tối đa khoảng hai inch vuông vải lụa có hoa văn tinh xảo.
Liên hệ hotline: 1900.88.66.43 đặt mua ngay bộ chăn ga gối Hàn Quốc cao cấp để nhận khuyến mại hấp dẫn từ Elambo
Phân loại các chất liệu vải Jacquard
Vải Jacquard thổ cẩm
Hiện nay, chất liệu vải thổ cẩm khá được yêu thích sử dụng trên thị trường. Đa số vải thổ cẩm tại Việt Nam được dệt thủ công từ người dân tộc như Mông, Mường,…
Bên cạnh các mặt hàng quà lưu niệm, vải thổ cẩm còn được dùng để may trang phục truyền thống, thảm, bọc đồ nội thất, ví tiền,…So với các biến thể khác của chất liệu Jacquard, vải thổ cẩm có đặc điểm dày dặn, thô ráp và có trọng lượng nặng hơn.
Vải Jacquard cotton
Chất liệu vải Jacquard cotton mang ưu điểm thoáng mát, không nhăn, độ bền tốt tương tự như vải cotton. Vì được làm từ 100% cotton, nên chất liệu Jacquard cotton không gây dị ứng da cho người dùng. Đặc trưng của chất liệu vải Jacquard cotton là một mặt lõm vào trong và một mặt vải có hoa văn gồ lên.
Vải Jacquard Damask
Chất liệu vải Damask được dệt từ tơ tằm, sợi len, sợi lanh hay các loại vải sợi tổng hợp khác như Polyester. Vải Damask có vẻ ngoài óng ánh, mang đến cảm giác sang trọng cho người mặc. Một số đánh giá từ người dùng cho rằng vải Damask có chất lượng tốt hơn vải thổ cẩm vì có độ bền tốt, thoáng mát và có tuổi thọ sử dụng lâu hơn.
Khi dệt vải Damask, người thợ sẽ dệt hoa văn theo chiều ngang hay chiều chéo và dệt vải theo chiều dọc. Vải Damask thường được dùng để làm khăn trải bàn, nệm ga gối, bọc đèn, bọc sofa,…
Vải Jacquard Matelassé
Matelassé là chất liệu vải được dệt theo công nghệ Jacquard từ các chất liệu như sợi tơ lụa, sợi bông. Đặc điểm của vải Matelassé có độ co giãn cực tốt, bề mặt vải dễ xù lông.
Vải lụa Jacquard
Chất liệu vải lụa Jacquard mang đến cảm giác mềm mại, mịn và mát do được làm từ chất liệu vải tơ tằm. Vải lụa Jacquard thường được dùng để sản xuất thời trang cao cấp, mang đến những dòng sản phẩm nhận được nhiều sự yêu thích từ người dùng.
Ưu điểm và nhược điểm của chất liệu vải Jacquard
Ưu điểm của chất liệu vải Jacquard
Jacquard được đánh giá là một trong những loại vải có độ bền và độ co giãn cao nhất hiện nay, đặc biệt là vải thun Jacquard.
Đặc biệt, sau một thời gian sử dụng, các sản phẩm làm từ chất liệu Jacquard cũng không có hiện tượng nhàu nát, phai màu hay mất dáng như các chất liệu như vải lanh, vải chiffon. Chính vì ưu điểm trên, vải Jacquard thường được dùng để sản xuất chăn, ga, quần, áo, bọc đệm,…
Ngoài ra, vải Jacquard còn được đánh giá có tính thẩm mỹ cao vì những hoa văn sắc sảo được thêu trực tiếp lên trên, có ưu điểm bền, khó mờ và mang màu sắc đa dạng.
Nhược điểm của chất liệu vải Jacquard
Bên cạnh những ưu điểm trên, vải Jacquard cũng có những nhược điểm nhất định như khó bảo quản, tuổi thọ giảm nhanh nếu liên tục sử dụng các chất tẩy rửa mạnh trên bề mặt vải.
Ngoài ra, nếu phơi sản phẩm làm từ Jacquard dưới ánh sáng mặt trời hay được ủi thẳng bằng bàn là, cũng sẽ góp phần kéo giảm tuổi thọ sử dụng của sản phẩm. Hơn nữa, một số biến thể khác như vải CVC jacquard, vải cotton jacquard,,…cũng mang nhược điểm là dễ bị xù lông.
Ứng dụng vải Jacquard trong đời sống
May mặc
Vải Jacquard được sử dụng rộng rãi trong thời trang bởi vẻ đẹp và độ bền cao, Jacquard đã truyền cảm hứng cho các nhà thiết kế nổi tiếng tạo ra những sản phẩm may mặc đẹp và độc đáo Jacquard nổi bật với phong cách nghệ thuật và đặc biệt. Chính vì vậy, vải jacquard được sử dụng nhiều để may quần áo cho các buổi trình diễn thời trang.
Nội thất
Với những đặc trưng như bền, độ bóng tự nhiên, họa tiết tinh tế, vải Jacquard còn được dùng để sản xuất nội thất như đèn ngủ, vỏ ghế sofa, rèm cửa, thảm trang trí,…
Chăn ga gối
Ngoài ra, vải Jacquard còn được dùng để may các bộ chăn ga gối đệm cute, do kết cấu mang lại độ thoáng khí, thấm hút cao, không gây hầm lưng và bí bách cho người nằm. Đặc biệt, các bộ chăn ga được làm từ vải Jacquard còn có khả năng khử khuẩn hiệu quả, không bám bụi, góp phần bảo vệ sức khỏe người dùng.
Quy trình sản xuất vải Jacquard
Quy trình kéo sợi vải Jacquard
Các nguyên liệu đầu vào trước khi được đưa vào sản xuất sẽ được làm sạch bụi bẩn. Sau đó, chúng được đưa đi kéo thô nhằm tăng kích thước, độ bền, tạo thành từng ống. Tiếp tục, các sợi được đưa vào quá trình hồ sợi dọc sử dụng các tinh bột biến tính và một số hồ nhân tạo như polyvinynalcol PVA, polyacrylat,…nhằm tạo màng hồ bọc và giữ cho sợi bền chắc, bóng và trơn.
Quy trình nhuộm màu sợi vải Jacquard
Sau khi kéo sợi, các sợi được tẩy trắng, nhằm làm mất màu tự nhiên. Tiếp tục, chúng được xử lý bằng thuốc nhuộm, dung dịch hữu cơ để tăng khả năng bắt màu. Trong quá trình đó, công đoạn giặt vải được tiến hành xen kẽ liên tục nhằm tách màu dư cũng như bụi bẩn còn sót lại.
Quy trình dệt vải Jacquard và hoàn thiện
Quy trình dệt vải Jacquard chủ yếu được tiến hành bằng máy. Trong đó, các sợi ngang dệt xen kẽ với các sợi dọc, tạo thành tấm vải. Phần hoa văn được dệt trực tiếp lên bề mặt. Sau quá trình dệt, vải jacquard được nấu trong các chất phụ trợ và dung dịch hóa học.
Công đoạn nhuộm vải trước giúp vải có nhiều màu hơn, tạo ra sự phối màu độc đáo. Ngoài ra, kỹ thuật này còn góp phần giúp quá trình dệt thuận tiện hơn với số lượng màu nhiều.
Kết thúc quá trình, vải jacquard được hoàn thiện và đóng gói. Công đoạn kiểm tra đảm bảo sự đồng bộ chất lượng trên từng thành phẩm, nhằm tìm ra các lỗi còn tồn đọng, cũng như tìm ra giải pháp nâng cao năng suất. Cuối cùng, vải jacquard được chuyển sang khâu thiết kế hoặc mang tới đơn vị thu mua.
Cách bảo quản và vệ sinh sản phẩm làm từ vải Jacquard
Để giúp cho việc kéo dài tuổi thọ sử dụng vải Jacquard, bạn cần tuân thủ những điều sau đây trong công đoạn bảo quản và vệ sinh.
Vệ sinh vải Jacquard
- Nên giặt vải Jacquard bằng tay thay cho giặt máy, tránh gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của vải
- Giặt vải Jacquard với nước ấm 30 độ C
- Không sử dụng chất tẩy với vải Jacquard
- Nếu vải Jacquard được đính thêm kim loại, nên giặt khô nhằm giữ được chất lượng hoàn hảo nhất
Bảo quản vải Jacquard
- Phơi vải Jacquard ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, đủ gió, tránh phơi dưới ánh nắng gây phá vỡ kết cấu sợi vải
- Không đổ hóa chất lên mặt vải, cũng như không đâm chọc vật sắc, nhọn lên sản phẩm jacquard
Trên đây là những thông tin liên quan đến chất liệu vải Jacquard. Hy vọng thông qua bài viết của ELAMBO, bạn sẽ có thêm kiến thức, kinh nghiệm khi lựa chọn sử dụng sản phẩm được làm từ vải Jacquard.
THÔNG TIN LIÊN HỆ ELAMBO
- Văn phòng đại diện: 97 Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
- Hotline: 1900 88 66 43
- Email: elambovietnam2017@gmail.com
- Website: https://elambo.vn/
Xem thêm: Các loại vải