Nội dung chính
- Vải Acrylic là gì?
- Nguồn gốc của Vải Acrylic
- Quy trình sản xuất vải Acrylic
- Đánh giá ưu và nhược điểm chất liệu vải Acrylic
- Phân loại vải Acrylic
- Bảng so sánh vải Acrylic và Polyster
- Ứng dụng của vải Acrylic
- Vải Acrylic được sản xuất ở đâu nhiều nhất?
- Cách vệ sinh và bảo quản vải acrylic như thế nào?
- Kết luận
Bên cạnh các loại vải truyền thông thì trên thị trường vải hiện nay ngày càng xuất hiện đa dạng rất nhiều các loại vải mới hứa hẹn “soán ngôi” luôn cả các loại vải truyền thống. Điển hình nhất phải kể đến đó chính là vải Acrylic.
Vậy vải Acrylic là gì? Có đặc điểm gì mà lại hot đến thế? Hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu thật chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Vải Acrylic là gì?
Vải Acrylic được tạo ra từ một loại polymer tổng hợp Acrylonitrile. Sợi vải được sản xuất nhờ phản ứng của các chất hóa học như là than hoặc dầu mỏ cùng nhiều các loại monome khác nhau nữa. Hãy nói một cách đơn giản hơn thì vải Acrylic được ra đời dựa trên các nhiên liệu hóa thạch.
Các sợi vải được dệt đan khít vào nhau nên gần như là không có độ thoáng khí. Do đó người ta thường sử dụng loại vải nay để vay các bộ quần áo giữ nhiệt, các thiết bị thể thao,..
Mặc dù vải Acrylic không phải là 100% làm từ các sợi Acrylonitrile mà còn được trộn cùng nhiều các loại chất hóa học tổng hợp khác nữa. Nhưng theo thống kê thì trong vải cũng có đến 85% sợi Acrylonitrile. Mỗi một nhà sản xuất sẽ có một công thức trộn sợi khác nhau nên thành phẩm cuối cùng được đưa ra bán trên thị trường cũng được chia thành rất nhiều loại khác nhau. Mỗi loại lại mang những thuộc tính riêng biệt.
>>> Vỏ Gối, Vỏ Gối Ôm Đẹp, Cao Cấp Chính Hãng Giá Rẻ 2023 Hotline: 1900 88 66 43 (phím 1) mua hàng
Nguồn gốc của Vải Acrylic
Vải Acrylic được coi là “anh em cùng huyết thống” với vải Nylon cũng như bao “anh em” sợi tổng hợp khác vì đều được “bố” DuPont “sinh ra”. Có thể bạn cũng đã biết, DuPont là tập đoàn nổi tiếng nhất tại Mỹ và trên toàn cả thế giới trong ngành sản xuất vải tổng hợp nhân tạo.
Trước kia, khi mới “sinh ra” sợi Nylon và Polyester thì ông cũng đã ngay lập tức có được tên tuổi nổi khắp toàn thế giới rồi. Nhưng chưa dừng lại ở đó, ông còn mong muốn sinh ra thêm nhiều các đứa con xinh đẹp khác nữa nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của tất cả mọi người tiêu dùng.
Với sự thành công vốn đã sẵn có của mình, ông đã nhanh chóng sinh ra thêm một”đứa con” có tên Acrylic. Tưởng chừng như là “đưa con” này cũng có thể được “làm mưa làm gió” như những “đứa con” trước đó.
Tuy nhiên, đúng thật là “người tính không bằng trời tính”. Ngay sau khi mới ra đời thì Acrylic đã không được mọi người đón nhận bởi có lẽ tại thời điểm đó mọi người chưa thực sự nhìn thấy những ưu điểm của Acrylic.
Phải đến khoảng gần 1 thập kỷ sau đó, khi cuộc sống hiện đại phát triển hơn thì mọi người mới bắt đầu đón nhận Acrylic. Bắt đầu từ đây, Acrylic được ưu ái và cứ thế “bay” lên như diều gặp gió.
Hơn thế nữa, ngoài sử dụng để may quần áo thì hiện tại Acrylic còn được nhiều các doanh nghiệp lớn sử dụng để sản xuất các loại dụng vụ, khăn lau, chăn mỏng mùa hè, thảm,..
Quy trình sản xuất vải Acrylic
Hiểu được vải Acrylic là gì và nguồn gốc ra đời Acrylic như thế nào rồi. Vậy quy trình sản xuất vải Acrylic ra sao? Thông thường, quy trình sản xuất vải Acrylic sẽ gôm có 3 bước cơ bản, đầu tiên là tạo sợi Acrylic tiếp theo là kéo sợi và cuối cùng là dệt vải.
Cụ thể từng bước như sau:
Tạo sợi acrylic
Để tạo được sợi Acrylic đạt chuẩn chất lượng tốt nhất thì trong polymer phải chứa ít nhất là 85% monome acrylonitrile. Các sợi polymer này sẽ được hòa tan cùng dung môi mạnh điển hình như DMF hoặc là NaSCN.
Khi bắt đầu chuẩn bị sản xuất tạo sợi Acrylic, người ta sẽ áp dụng phản ứng trùng hợp gốc tự do Polypropylene. Sau phản ứng đó, sẽ thu được một dạng gel. Tiếp theo các gel đó sẽ đi qua máy trộn và tạo thành sợi Acrylic.
Kéo sợi acrylic
Sau khi đã tạo thành công sợi Acrylic thì người ta sẽ mang những sợi đó đi rửa sạch rồi kéo từng sợi thành những sợi mỏng, dài.
Dệt vải acrylic
Kéo sợi Acrylic xong thì tiếp theo tùy vào nhà sản xuất sẽ có sự lựa chọn riêng. Một là đem luôn các sợi Acrylic đã kéo xong đi bán ngay trên thị trường. Hai là đem các sợi Acrylic tiếp tục dệt thành các tấm vải lớn rồi mới đưa ra thị trường bán. Hoặc cũng có thể là dệt thành các tấm vải rồi lại may sản xuất luôn thành các bộ quần áo, các sản phẩm tiêu dùng.
Tuy nhiên, mặc dù là nhà sản xuất lựa chọn theo cách nào thì trước khi đưa ra bán trên thị trường cũng cần phủ lên trên tấm vải một số các loại hóa chất chuyên dụng như là chất chống chảy. Để bảo quản chất lượng vải được tốt hơn. Ngoài ra, có thể nhuộm màu cho vải thêm đẹp mắt nữa.
Liên hệ hotline: 1900.88.66.43 đặt mua ngay bộ chăn ga gối đệm Hàn Quốc cao cấp để nhận khuyến mại hấp dẫn từ Elambo
Đánh giá ưu và nhược điểm chất liệu vải Acrylic
Không có một sản phẩm nào là hoàn hảo cả, mỗi sản phẩm có ưu điểm thì chắc chắn sẽ có nhược điểm. Chỉ là nhược điểm nhiều hay ít và có thể chấp nhận sử dụng được hay không thôi. Vậy thì ưu và nhược điểm chất liệu vải Acrylic là gì?
Ưu điểm
- Vải nhẹ nhưng cực ấm áp: chất liệu vải Acrylic đã đánh bay được quan điểm của một số người tiêu dùng là vải phải dày thì mặc mới ấm. Nhìn qua thì có vẻ bạn sẽ thấy vải Acrylic khá mỏng. Nhưng thực chất kết cấu của từng sợi vải được đan với nhau rất chặt chẽ, gần như là không bị hở một chút nào cả. Chính vì thế, khi mặc quần áo làm bằng vải Acrylic bạn sẽ không bao giờ phải lo bị lạnh.
- Khả năng co giãn tôt: không những mặc nhẹ, ấm mà vải Acrylic còn có khả năng có giãn kha tốt, Tạo cho người mặc cảm giác thoải mái, dễ chịu. Ngoài ra còn giúp tránh các nếp gấp, nếp nhăn trong suốt quá trình sử dụng nữa.
- Khả năng chịu nhiệt cao: trong tất cả các loại vải nhân tạo thì vải Acrylic đứng thứ 2 về khả năng chịu nhiệt tốt nhất.
- Có khả năng chống lại tác nhân có hại: đây là ưu điểm nổi trội đặc biệt nhất ở vải Acrylic mà ít có loại vải nào có được. Chẳng hạn như bạn có phơi vải Acrylic trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời thì cũng không vấn đề gì, các vết bẩn dính vào thì cũng chỉ giặt nhẹ nhàng là ra luôn không cần đến tác động mạnh.
- Vải Acrylic dễ nhuộm màu, độ bám màu tương đối bền lâu: nhờ vậy nên vải Acrylic có đa dạng nhiều màu sắc cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn.
- Giá thành phải chăng phù hợp với khả năng tài chính, túi tiền của hầu hết mọi người.
Hạn chế
- Không thân thiện với môi trường: như bạn cũng đã biết đó, các loại vải nhân tạo tổng hợp gần như đều gây hại đến môi trường. Vải Acrylic cũng không phải là ngoại lệ. Thành phần của vải chủ yếu là polymer nên phải mất đến 200 năm mới có thể phân hủy được. Không những vậy, trong quá trình sản xuất còn sử dụng các phản ứng hóa học gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh.
- Dễ bị mất form: mặc dù là vải Acrylic có độ bền rất lâu nhưng sau một thời gian sử dụng lại rất dễ bị mất form. Quần áo trở nên bai nhão, chảy xệ ảnh hưởng tính thẩm mỹ.
- Vải không được mềm mại: không riêng gì vải Acrylic mà hầu như tất cả các loại vải nhân tạo đều bị hạn chế này. Bề mặt vải thô chứ không được mềm mại như các loại vải tự nhiên. Chỉ phù hợp mặc vào mùa lạnh thôi.
- Dễ bị xù lông: trải qua một thời gian mặc thì hiện tượng trên vải xuất hiện các hạt xoắn gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên hạn chế này bạn có thể khắc phục được bằng cách sử dụng máy cắt chuyên dụng để cắt đi hết các phần lông bị xù ra đó là sản phẩm trở lại như mới ngay.
- Kỵ nước và dễ cháy: khi mặc quần áo may bằng vải Acrylic lên người vào mùa lạnh thì rất khó để tránh được hiện tượng gây tĩnh điện. Ngoài ra, thành phần của vải chủ yếu là polymer nên khi đã bị bén lửa thì rất khó để dập tắt.
Phân loại vải Acrylic
Nói chung về vải Acrylic là gì như vậy, còn từng loại vải Acrylic cụ thể ra sao thì mời bạn đọc và tham khảo tiếp phần thông tin ngay sau đây nhé.
Acrylic
Đầu tiên thì chắc chắn không thể không nhắc đến vải Acrylic “nguyên bản” rồi. Từ loại vải này người ta mới bắt đầu sản xuất, sáng chế ra các loại vải có cùng phân khúc. Như chúng tôi đã nhắc đến ở trên, thành phần của vải Acrylic có chứa ít nhất là 85% Acrylonitrile.
Modacrylic
Ở vải Modacrylic thì chỉ còn một phần nhỏ thành phần Acrylonitrile thôi. Còn lại là được trộn thêm nhiều các loại polymer hơn. Do đó, xét về độ bền, độ dẻo dai thì Modacrylic nổi trội hơn hẳn cho với vải Acrylic truyền thống.
Nitrile
Vải Nitrile thì hiện nay chưa được phổ biến nhiều trên thị trường. Vì đơn giản là loại vải này còn tồn tại quá nhiều nhược điểm như là khó nhuộm, ít mẫu mã và cảm giác mặc trên người cũng khá khó chịu nữa. Thành phần chủ yếu của Nitrile là Vinylidene clorua.
Lastrile
Nếu so sánh với cả 2 loại vải Acrylic và cả vải Acrylic nguyên bản bên trên thì vải Lastrile “ngon” hơn hẳn nhờ vào độ đàn hồi cao được ứng dụng phổ biến hơn ở đa dạng các ngành nghề. Vải lastrile được tạo ra bằng cách trộn giữa Acrylonitrile và Diene.
Bảng so sánh vải Acrylic và Polyster
Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa 2 loại vải acrylic và polyster vì nhìn sơ qua bề mặt vải thì khá là giống nhau. Vậy cách phân biệt giữa vải polyster và vải acrylic là gì?
Thành phần cấu tạo và tính năng
Xét về thành phần cấu tạo thì 2 loại vải này khá giống nhau bởi đều là vải tổng hợp được sản xuất từ nhựa và đều kỵ nước. Nhưng về tinh năng lại khác biệt hoàn toàn. Khả năng cách điện của vải polyster được đánh giá là kém hơn nhiều so với khả năng cách điện của vải Acrylic.
Chính vì thế, vải Acrylic được sử dụng ưa chuộng hơn trong những ngày thời tiết lạnh giá bởi chỉ cần mặc áo quần làm bằng vải Acrylic lên người vài phút thôi là đã có được cảm giác ấm áp ngay rồi.
Độ bền chắc
Xét về độ bền chắc thị vải polyster có lợi thế hơn hẳn so với vải acrylic. Vì vải acrylic rất dễ cháy, khả năng chống mài mòn cũng khá kém, khi sử dụng lâu dài lại dễ bị bai nhão, mất form làm ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ.
Tính bền vững và bảo quản
Vì cả 2 đều được làm từ các sợi tổng hợp nhân tạo nên quá trình phân hủy sẽ diễn ra khá lâu. Phải mất đến 200 năm mới có thể phân hủy được hoàn toàn. Việc này cũng đồng nghĩa với các hóa chất các loại độc tố trong vải sẽ bị giải phóng ra ngoài môi trường trong suốt một quá trình dài như vậy.
Còn về việc bảo quản thì nhìn chung cả 2 loại vải này đều khá dễ vệ sinh, bảo quản. Tuy nhiên, vải acrylic thì đòi hỏi phải tỉ mỉ hơn một chút.
Ứng dụng của vải Acrylic
Ứng dụng của vải acrylic là gì? Vải acrylic được ứng dụng trong nhiều các lĩnh vực khác nhau như là thời trang, phụ kiện trang phục,..nhằm đáp ứng được tối đa nhu cầu cho người tiêu dùng.
Ứng dụng trong thời trang
Vải acrylic được ứng dụng thiết kế sản xuất nhiều các loại trang phục thời trang dành cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng từ quần áo mặc ở nhà, quần áo thể thao hay là quần áo mặc đi chơi, đi sự kiện đều có cả. Hơn nữa, giá thành của vải acrylic còn rất phải chăng kéo theo giá thành của các bộ quần áo làm bằng vải acrylic cũng được mềm hơn khá nhiều so với các bộ quần áo cùng kiểu dáng mà làm bằng chất liệu vải khác.
Ứng dụng trong phụ kiện trang phục
Không chỉ sử dụng thiết kế quần áo mà vải acrylic còn được ứng dụng rộng rãi hơn sang ngành thiết kế phụ kiện. Những đôi găng tay, khăn choàng, tất,..với muôn vàn màu sắc hấp dẫn. Vừa đẹp mắt lại vừa giúp giữ ấm lại vừa rẻ nữa thì còn gì tuyệt vời hơn nữa đúng không nào?
Ứng dụng khác
Ngoài ứng dụng trong thời trang, ứng dụng trong phụ kiện trang phục thì còn ứng dụng khác vải acrylic là gì? Còn rất rất nhiều các ứng dụng nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống của mọi người nữa đó. Chẳng hạn như sử dụng để sản xuất thảm trải sàn, chăn, ga trải giường, vali, khăn lau,..
Vải Acrylic được sản xuất ở đâu nhiều nhất?
Theo thống kê trên toàn thế giới hiện nay thi Trung Quốc có chiếm đến 30% tỷ lệ sản xuất vải acrylic trên toàn thế giới. Mặc dù thị trường sản xuất vải acrylic tại Trung Quốc luôn được phát triển ở mức ổn định nhưng nếu nói về thị trường có tốc độ phát triển nhanh chóng nhất trên thế giới thì Trung Quốc vẫn phải đứng sau thị trường Nam Mỹ.
Cách vệ sinh và bảo quản vải acrylic như thế nào?
Tuy vải Acrylic có độ bền cao nhưng để vải được bền đẹp trong thời gian lâu nhất có thể, hạn chế tình trạng bị mất form, bai nhão thì trong cách vệ sinh và bảo quản vải Acrylic thì bạn cần phải đặc biệt chú ý các điều sau đây:
- Dùng nước ấm trong suốt quá trình giặt và không quên sử dụng nước xả vải ở lần giặt cuối cùng.
- Nếu giặt bằng máy thì hãy cài đặt chế độ giặt nhẹ.
- Nếu giặt bằng tay thì dùng lực vừa đủ để vắt khô quần áo sau đó phơi tại nơi khô ráo, thoáng mát. Lựa chọn móc nhựa để phơi là tốt nhất.
- Nên để cho quần áo khô tự nhiên. Hạn chế việc sử dụng thiết bị sấy khô. Trong trường hợp thật sự cần thiết thì chỉ nên sử dụng bàn là để là ủi ở nhiệt độ vừa.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất mà ELAMBO muốn chia sẻ đến cho bạn về vải acrylic là gì. Hy vọng rằng có thể giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về loại vải này. Nếu như bạn còn câu hỏi thắc mắc nào liên quan hãy để lại bình luận ở bài viết dưới đây. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ elambo.vn để được tư vấn và giải đáp miễn phí nha.
THÔNG TIN LIÊN HỆ ELAMBO
- Văn phòng đại diện: 97 Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
- Hotline: 1900 88 66 43
- Email: elambovietnam2017@gmail.com
- Website: https://elambo.vn/
Xem thêm: Các loại vải