Nội dung chính
Vải thô là một loại vải không chỉ được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc mà còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất đồ dùng nội thất, balo, túi xách, đồ trang trí,… Vậy vải thô là gì? Loại vải này có đặc điểm gì nổi bật và ứng dụng trong đời sống như thế nào? Hãy cùng Elambo tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vải thô là gì?
Vải thô là chất liệu vải được dệt từ các loại sợi hoàn toàn tự nhiên, không có nguồn gốc nhân tạo, các thành phần được sử dụng chủ yếu là sợi bông, sợi gai,… Hiện nay, vải thô có hai dòng chính là vải thô mộc và vải thô mềm.
Vải thô mộc có sợi vải to, thô, cứng, được dùng để làm các sản phẩm như ghế sofa, vỏ áo gối, rèm cửa,… Vải thô mềm có độ mềm mại, mượt mà và có tính thẩm mỹ cao hơn nên được sử dụng nhiều trong sản xuất quần áo cho con người.
>>> Vỏ Áo Gối, Vỏ Gối Ôm Đẹp, Cao Cấp Chính Hãng Giá Rẻ 2023 Hotline: 1900 88 66 43 (phím 1) mua hàng
Quy trình sản xuất ra vải thô
Để có thể sản xuất ra sợi vải thô chất lượng đòi hỏi sự tỉ mỉ ở từng công đoạn, việc này từ xưa đến nay chưa bao giờ là dễ. Bởi lẽ quy trình sản xuất vải thô cần trải qua
Bước 1: Nấu sợi thô
Cây bông, đay, gai sau khi được thu hoạch xong sẽ được đem đi kéo thành sợi. Ở công đoạn này, người ta sẽ ngâm sợi thô vào nước trong vòng ba tiếng và nấu kỹ để sợi thô được mềm, việc này nhằm giúp kéo sợi dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, dùng dầu kéo sợi để tạo độ kết dính và giảm ma sát cho các sợi vải.
Bước 2: Kéo sợi thô
Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quy trình sản xuất vải thô. Để có thể kéo thành sợi cũng như đảm bảo chất lượng của vải thô thì người thực hiện phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận và tỉ mỉ để sợi thô không bị đứt ngang giữa chừng.
Bước 3: Xử lý sợi vải dệt
Ở công đoạn này, người ta tiến hành loại bỏ những xơ sợi còn dư trên bề mặt và tẩy trắng vải. Sau đó, đặt vải thô vào dung dịch kiềm hóa Mercerizing để giúp vải trở nên bóng và bền hơn. Ngoài ra, công đoạn này còn giúp cho sợi vải hấp thụ chất nhuộm tốt hơn ở công đoạn sau.
Bước 4: Nhuộm và in sợi vải thô
Sau công đoạn xử lý sợi vải, người ta sẽ tiến hành in họa tiết lên vải và nhuộm màu vải để tạo màu sắc, kiểu dáng và tăng tính thẩm mỹ cho vải.
Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm sau nhuộm và in
Vải sau khi được nhuộm và in sẽ qua công đoạn thêm các chất phụ gia khác như chất chống nhăn, chống cháy, chống thấm, kháng khuẩn,…nhằm mục đích làm mềm vải, tăng độ bền và đảm bảo chất lượng vải tốt hơn.
Các loại vải thô phổ biến trên thị trường hiện nay
Vải thô mộc
Vải thô mộc có sợi vải to và thô, bề mặt vải cứng và mộc mạc hơn, có tính thẩm mỹ kém. Do đó, vải thô mộc chủ yếu được sử dụng nhiều trong thiết kế các đồ nội thất, đồ trang trí hay phụ kiện,…
Dựa vào độ dày của vải thô mộc mà vải này được chia thành hai loại đó là thô dày và thô mỏng.
Vải thô lụa
Khác với vải thô mộc, bề mặt ngoài của vải thô lụa sở hữu độ mềm mại cao hơn, sờ vào mang lại cảm giác mát tay giống như vải lanh. Loại vải này có khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt so với các loại vải thô khác.
Bên cạnh đó, vải thô lụa còn mang lại giá trị thẩm mỹ cao nên chúng thường được sử dụng nhiều trong may mặc và sản xuất quần áo.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn phổ biến một số loại vải thô khác như vải thô cotton, vải thô Hàn Quốc, vải thô mềm,…
Liên hệ hotline: 1900.88.66.43 đặt mua ngay bộ chăn gối cao cấp để nhận khuyến mại hấp dẫn từ Elambo
Các ưu và nhược điểm của vải thô
Các ưu điểm nổi bật của vải thô
-
Có độ bền cao
Vải thô được xem là một trong những loại vải có độ bền tốt nhất trên thị trường hiện nay, thậm chí bền hơn cả vải nỉ hay các loại vải dày khác. Vải thô được sản xuất từ những loại sợi tự nhiên như gai, bông kết cấu đan xen với nhau nên tạo ra độ bền cao cho vải.
-
Khả năng thấm hút tốt
Vải thô là độ thẩm thấu tốt nên khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả, mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người sử dụng, chất vải cũng rất nhanh khô khi phơi ngoài trời nắng nên đây là sự lựa chọn không thể thiếu vào mùa hè nóng nực.
-
Tạo sự thoáng mát, dễ chịu và làm mát cơ thể
Sợi vải thô mang tính chất thuần, mộc mạc nên có tác dụng làm mát rất tốt. Do đó, các sản phẩm quần áo làm bằng chất liệu vải này mang lại sự mềm mại, mát mẻ và thoải mái khi sử dụng.
-
Có độ co giãn tốt
Chất liệu sợi thiên nhiên co giãn cực kỳ tốt bảo gồm cả khả năng co giãn theo chiều ngang và chiều dọc (4 chiều).
-
Thân thiện với môi trường và an toàn cho người dùng
Vải thô được sản xuất từ sợi thiên nhiên nên đảm bảo an toàn, lành tính cho người sử dụng cũng như không gây hại cho môi trường.
-
Giá thành phù hợp
So với nhiều loại vải trên thị trường, vải thô có mức giá thành không quá cao, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Tùy vào các đặc điểm nổi bật về màu sắc, họa tiết, chất liệu,… mà giá thành của vải thô cũng có sự thay đổi nhưng không đáng kể.
Nhược điểm của vải thô
- Loại vải này khá là cứng và thô ráp nên nhiều người thường không thích các sản phẩm từ chất liệu thô. Trước kia, vì độ cứng của vải mà người ta chỉ có thể sử dụng chúng để may những bộ trang phục cổ điển, đơn giản.
- Vải thô khá dày nên khi mặc những bộ trang phục bằng vải này vào mùa hè có cảm giác rất nóng.
- Các loại quần áo làm từ vải thô thường bị nhăn sau khi giặt nên bạn cần phải ủi thẳng trước khi sử dụng.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách phân biệt vải thô thật – giả đơn giản nhất
Vải thô tốt, đẹp và chất lượng sẽ đáp ứng nhiều tiêu chuẩn kiểm tra khác nhau. Dưới đây là một số cách bạn nên biết khi lựa chọn vải thô thật giả:
- Kiểm tra độ cứng và độ nhăn của vải: Dùng tay vò nhẹ vải để kiểm tra, nếu vải quá cứng sẽ phát tiếng sột soạt, vải không quá tốt sẽ tạo nhiều nếp nhăn khi vò.
- Kiểm tra độ co giãn của vải: Kéo vải thành bốn chiều để kiểm tra độ co giãn của vải, điều này còn giúp bạn thấy rõ được những lỗi nhỏ của sản phẩm.
- Kiểm tra độ mịn, mát của vải: Dùng tay sờ vào bề mặt vải để kiểm tra độ mịn và mát, nếu tay bạn cảm nhận được độ mịn, dễ chịu và mát mẻ từ vải thì đó là một mảnh vải thô tốt.
Các ứng dụng của vải thô trong đời sống
Trong sản xuất may mặc
Vải thô là chất liệu được sử dụng nhiều nhất khi may quần âu và áo sơ mi bởi độ cứng của loại vải này rất phù hợp giữ dáng áo và quần.
Bên cạnh đó, vải thô còn được sử dụng nhiều trong việc may các loại trang phục cho cả người lớn và trẻ em như áo, váy, thậm chí là cả đồng phục cho học sinh, sinh viên,…
Trong lĩnh vực thời trang trẻ em, vải thô được sử dụng khá nhiều vì có đặc tính thấm hút mồ hôi tốt, chất liệu thoáng mát, mang lại cảm giác thoải mái, dễ dàng vận động, đặc biệt phù hợp cho các bé trong các dịp mùa hè oi bức.
Trong sản xuất balo, túi xách
Ngoài quần áo thì vải thô còn được sử dụng chủ yếu trong việc sản xuất các loại phụ kiện như balo, túi xách, vali, giày. Các loại túi đựng đồ kích thước nhỏ như túi đựng bút, đựng điện thoại, kính mắt,… từ vải thô vừa đẹp mắt vừa hợp thời trang, được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Trong đồ dùng trang trí nội thất
Một trong những ứng dụng của vải thô phải kể đến đó là tạo ra nhiều đồ trang trí nội thất trong gia đình như rèm cửa, vỏ bọc ghế sopha, gối, đồ handmade,….
Cách vệ sinh và bảo quản vải thô
Để đảm bảo các sản phẩm làm từ vải thô duy trì được độ bền sau thời gian dài sử dụng và vẫn giữ được vẻ thẩm mỹ thì khâu vệ sinh, bảo quản sản phẩm cần tiến hành đúng cách.
Cách vệ sinh vải thô
- Đối với các vết bụi bẩn hay vết dơ trên quần áo hằng ngày, trên chăn ga gối,… nên sử dụng chất tẩy rửa hoặc xà phòng trung tính, ít bọt để vệ sinh và làm sạch.
- Đối với các sản phẩm vải bọc sô pha bằng vải thô, bạn có thể sử dụng máy hút bụi để làm sạch các vết bẩn trên bề mặt hoặc dùng khăn ẩm và chất tẩy rửa loại nhẹ để lau chùi và xử lý.
- Chọn nơi sạch sẽ, thoáng mát, có nắng nhẹ và đủ gió để phơi khô trang phục bằng vải thô đến khi khô hoàn toàn. Không nên phơi trực tiếp quá lâu dưới ánh nắng mặt trời vì điều này có thể phá hỏng cấu trúc sợi vải khiến cho quần áo nhanh bị bạc màu hơn.
Cách bảo quản vải thô
Bảo quản quần áo trong tủ đồ hoặc khu vực sạch sẽ, thoáng mát, tránh những nơi ẩm thấp để quần áo không bị hôi và ẩm mốc. Nên treo quần áo trên móc thay vì gấp để không tạo ra nếp gấp hoặc làm quần áo bị nhăn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vải thô mà ELAMBO muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về loại vải này để có thể lựa chọn và sử dụng có hiệu quả nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ ELAMBO
- Văn phòng đại diện: 97 Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
- Hotline: 1900 88 66 43
- Email: elambovietnam2017@gmail.com
- Website: https://elambo.vn/
Xem thêm: