Nội dung chính
- Vải Tencel là gì?
- Quy trình sản xuất ra vải Tencel
- Nguồn gốc và lịch sử ra đời của vải Tencel
- Các ưu và nhược điểm cần biết của vải Tencel
- Vải Tencel có thân thiện với môi trường không?
- Ứng dụng của vải Tencel trong đời sống
- So sánh vải Tencel và Cotton khác nhau như thế nào?
- Cách vệ sinh và bảo quản vải Tencel mà bạn nên biết
- Tổng kết
Vải Tencel là chất liệu vải được sử dụng phổ biến trong sản xuất các dòng sản phẩm cao cấp trong công nghiệp dệt may, bao gồm cả chăn ga gối đệm. Với các ưu điểm nổi trội về chất liệu vải, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường nên các sản phẩm từ vải Tencel luôn được người dùng yêu thích. Vậy vải Tencel có điểm gì nổi bật, ưu và nhược điểm như thế nào? Hãy cùng Elambo tìm hiểu cụ thể ngay trong bài viết dưới đây.
Vải Tencel là gì?
Vải Tencel là một loại vải được làm từ xenlulozơ của gỗ cây bạch đàn, loại vải này được đưa vào sử dụng từ năm 1972 và phổ biến cho đến nay. Tuy nhiên, vải Tencel không được nhiều người biết đến so với nhiều loại vải khác như cotton, nylon hay polyester. Ngoài ra, thay vì được dệt từ sợi bông thì vải này được tạo ra từ bột gỗ bạch đàn.
Vải Tencel còn có tên gọi khác là Lyocell là vải sinh học được các chuyên gia đánh giá là thân thiện và an toàn với môi trường nhất hiện nay. Vải được sản xuất hoàn toàn từ xenlulozơ trong bột gỗ của các cây họ nhà tre điển hình như khuynh diệp, bạch đàn.
>>> Vỏ Áo Gối, Vỏ Gối Ôm Đẹp, Cao Cấp Chính Hãng Giá Rẻ 2023 Hotline: 1900 88 66 43 (phím 1) mua hàng
Quy trình sản xuất ra vải Tencel
Vải Tencel được sản xuất từ việc thu vỏ gỗ của các loại cây họ tre (bạch đàn, khuynh diệp) sau đó làm sạch bụi bẩn trên vỏ và bắt đầu nghiền thành bột. Bột gỗ sau khi đã nghiền nhuyễn sẽ được kéo thành sợi bằng công nghệ Nano.
Nhờ sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên cùng công nghệ tiên tiến nên vải tencel được đánh giá cao trong giảm thiểu tác động đến môi trường và an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.
Các bước tiến hành cụ thể như sau:
– Bước 1: Thu hoạch vỏ gỗ, làm sạch bụi bẩn, bùn đất dính trên vỏ, nghiền thành bột
– Bước 2: Hòa tan bột gỗ trong dung môi để tạo thành hỗn hợp lỏng
– Bước 3: Để tạo thành sợi xơ, hỗn hợp bột gỗ lỏng sẽ được đùn qua các lỗ nhỏ. Sau đó người ta tiếp tục đưa các sợi xơ vừa mới tạo thành qua khí khô để làm ráo. Dung môi còn dư sẽ được giữ lại để tiếp tục sử dụng hoặc tái chế.
– Bước 4: Sợi xơ sau khi được làm khô sẽ được chuyển qua khu vực chuyên dụng riêng và ngâm trong hợp chất hóa học để loại bỏ các amin oxit ra khỏi sợi vải.
– Bước 5: Sau khi loại bỏ được tạp chất không cần thiết ra khỏi vải người ta tiếp tục làm sạch và sấy khô một lần nữa. Sau công đoạn này vải tencel mới được đưa đến quá trình dệt thành vải tấm.
Nguồn gốc và lịch sử ra đời của vải Tencel
Vải Tencel được phát triển đầu tiên vào năm 1972 với công nghệ sản xuất từ Mỹ. Sau đó được công ty Courtaulds Fibers ở Coventry, Vương Quốc Anh phát triển vào những năm 1980 và bắt đầu thương mại hóa vào năm 1990 tại nhà máy Reynolds ở Mobile, Alabama, 1998 tại nhà máy Grimsby.
Dù có công nghệ sản xuất từ lâu nhưng Tencel chỉ mới thực sự phổ biến trong những năm trở lại đây nhờ ý thức của con người được nâng cao trước tác hại của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Các ưu và nhược điểm cần biết của vải Tencel
Các ưu điểm nổi bật của vải Tencel
-
Thân thiện môi trường
Tencel là loại vải hiện nay được đánh giá cao là khá thân thiện với môi trường khi được làm chủ yếu từ vỏ gỗ trải qua quy trình tách chiết thành sợi và dệt thành tấm những tấm vải tencel thành phẩm chất lượng được ra đời.
-
An toàn cho người sử dụng
Được làm từ 100% nguyên liệu từ thiên nhiên cùng với công nghệ sản xuất hiện đại, không sử dụng các loại hóa chất và chất tẩy, nhuộm độc hại. Nhờ vậy mà vải Tencel không gây ngứa, kích ứng cho da khi sử dụng đem đến sự an tâm về sức khỏe cho người tiêu dùng.
-
Khả năng hút ẩm tốt
Đặc tính nổi bật của vải Tencel đó chính là độ mềm mại và mát lạnh trên vải nên cực kỳ thích hợp để làm đồ ngủ, đồ mặc vào mùa hè. Ngoài ra, vải còn có khả năng thấm hút vượt trội nên không gây cảm giác hầm nóng cho người mặc.
-
Khó bám bụi
Vải Tencel khá mỏng nhẹ, cùng bề mặt nhẵn mịn nên rất khó bám bụi. Chính vì thế mà vi khuẩn khó có điều kiện làm ổ trên bề mặt vải gây hại cho sức khỏe
Các nhược điểm của vải Tencel
-
Dễ bay màu
Vải Tencel không có độ bám màu tốt so với các loại vải thông thường. Do đó dễ bị mất màu khi giặt phơi nhiều lần. Cũng chính vì thế mà đối với loại vải này nhà sản xuất thường nhuộm những màu nhạt, trung tính không quá nổi để tránh tình trạng mặt trước và sau của quần áo quá khác biệt.
-
Dễ bị “ngót” khi giặt, phơi
Vì vải khá mỏng và nhẹ do đó trong quá trình giặt giũ sẽ thấy vải bị ngót lại tuy nhiên sau khi phơi khô vải sẽ trở lại hình dạng ban đầu.
-
Giá thành cao
Vì được làm từ vật liệu hoàn toàn tự nhiên cùng công nghệ tiên tiến không hóa chất độc hại nên vải Tencel có giá thành khá cao so với mặt bằng chung trong thị trường vải may mặc hiện nay.
Xem thêm:
Vải Tencel có thân thiện với môi trường không?
Thực tế, khí thải từ nhà máy, chất thải rắn từ vải vụn trong quá trình sản xuất vải Tencel cũng có ảnh hưởng không tốt tới môi trường xung quanh nhưng nếu so sánh với quy trình sản xuất các loại vải thông thường thì vải Tencel được coi là thân thiện với môi trường hơn. Vì những lý do sau đây:
- Tencel là loại sợi được làm từ vỏ gỗ cây bạch đàn tự trồng. Do đó, không phải chặt phá cây rừng thiên nhiên ảnh hưởng đến rừng và các loại cây gỗ tự nhiên khác.
- Cây bạch đàn được trồng để sản xuất vải tencel không yêu cầu phải sử dụng các loại hóa chất tăng sinh như thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu,… nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến nguồn nước.
- Cây bạch đàn còn giúp hấp thụ khí CO2 thải ra nhiều O2 góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.
- Ứng dụng công nghệ Nano cùng quy trình sản xuất khép kín nhờ vậy mà các dung môi hóa học, các hợp chất tách chiết sẽ được thu hồi và tái chế trực tiếp.
Liên hệ hotline: 1900.88.66.43 đặt mua ngay bộ chăn gối cao cấp để nhận khuyến mại hấp dẫn từ Elambo
Ứng dụng của vải Tencel trong đời sống
Trong thời trang may mặc
Nhờ những đặc trưng như mềm, mỏng, nhẹ, khó bám bẩn và có độ mát lạnh nên vải rất được ưa chuộng để may và thiết kế các loại trang phục mùa hè, trang phục ngủ.
Trong sản xuất chăn, ga, gối, đệm
Song song với thị trường may mặc, vải tencel cũng được người tiêu dùng ưa chuộng khi dùng để bọc các mặt hàng như nệm, gối, vỏ chăn ga gối đệm. Với khả năng thấm hút tốt, chất liệu vải thoáng mát và màu sắc nhẹ nhàng… chất liệu vải Tencel giúp không gian phòng ngủ trở nên tinh tế, mát mẻ và dễ chịu hơn.
So sánh vải Tencel và Cotton khác nhau như thế nào?
Độ mềm mại
Giữa Cotton và Tencel thì Tencel có chất vải mềm mại hơn phù hợp với làn da nhạy cảm dễ kích ứng với các vết trầy xước từ vải cứng gây nên.
Độ bền
Xét về độ bền thì vải cotton bền và chắc chắn hơn Tencel. Tuy không mềm mại và mát mẻ bằng tencel nhưng khi sử dụng càng lâu vải cotton sẽ càng mềm và mịn hơn.
Khả năng thông thoáng khí
Cả 2 loại vải đều có độ hút ẩm và thông khí tốt. Tuy nhiên, tencel vẫn vượt trội hơn. Bởi vì, chất vải Tencel khá mềm và nhẹ, nên chăn, gối, nệm được làm từ Tencel sẽ thấm hút mồ hôi, hút ẩm hiệu quả hơn so với cotton.
Số lượng sợi vải và chất lượng bông
Vải cotton có sợ bông dày, cứng cáp, thô ráp và kém mềm mại hơn tencel. Vải Tencel có các sợi vải mỏng nhẹ, mật độ càng cao thì vải sẽ càng mềm tuy nhiên vải Tencel chịu nhiệt thấp hơn so với vải cotton. Do vậy mà tránh để vải Tencel gần lửa sẽ dễ bắt cháy và hỏng hóc.
Cách vệ sinh và bảo quản vải Tencel mà bạn nên biết
Công đoạn giặt giũ
– Nên giặt vải ở nhiệt độ thường (dưới 30 độ C), tránh tình trạng giặt sấy vải ở nhiệt độ cao. Bởi vì ở nhiệt độ cao cấu trúc sợi vải sẽ bị tác động làm cho vải nhăn nhúm và khó trở về hình dạng lúc đầu.
– Dùng nước giặt, xả vải có độ PH ở mức trung bình. Hạn chế tối đa sử dụng chất tẩy quần áo cho vải Tencel vì dễ làm vải nhanh phai màu.
– Không dùng bàn chải chà mạnh lên bề mặt vải mà thay vào đó chỉ nên vò nhẹ bằng tay.
Công đoạn phơi khô
Tencel là loại vải không chịu được nhiệt độ cao, với độ mỏng nhẹ rất dễ khô nên chỉ cần phơi vải ở nơi có gió tự nhiên chẳng hạn như trên sân thượng có mái che, dưới bóng cây hoặc nơi ngược ánh sáng mặt trời. Tránh tình trạng sử dụng máy sấy nhiệt độ cao để hong khô quần áo.
Tổng kết
ELAMBO mong rằng bài viết này sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích về khái niệm, đặc trưng của vải Tencel, độ thân thiện với môi trường của loại vải này so với những loại vải khác, những ưu và nhược điểm của vải cho người sử dụng.
Đồng thời Elambo còn tổng hợp cách bảo quản vải sao cho sử dụng được lâu bền mà vẫn giữ nguyên được chất lượng như lúc đầu và so sánh vải tencel và cotton để bạn có cái nhìn cụ thể, tổng quát mà lựa chọn cho mình loại vải phù hợp nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ ELAMBO
- Văn phòng đại diện: 97 Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
- Hotline: 1900 88 66 43
- Email: elambovietnam2017@gmail.com
- Website: https://elambo.vn/
Xem thêm: